Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
238327

Những ngày tháng 5 nhớ về Bác Hồ kính yêu!

Ngày 16/05/2023 14:25:47

Những ngày tháng 5 nhớ về Bác Hồ kính yêu! 

          Bác Hồ "Người là niềm tin tất thắng sáng ngời" không những người dân Việt Nam mà cả nhân dân trên toàn thế giới đều biết và yêu quý, ca ngợi công lao đóng góp của Bác cho nền hòa bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
           Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến.

          Tháng 6 năm 1911, Người ra đi tim đường cứu nước, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác- Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

          Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

          Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

          Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

          Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

          Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

          Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

          Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

          Nói về Sinh nhật của Bác vào buổi sáng ngày 19/5/1946, tại Bắc Bộ phủ (Hà Nội), lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ, trong buổi sinh nhật ấy, đáp lại lòng kính mến của đồng bào Bác nói: Tôi chưa xứng đáng với sự săn sóc của đồng bào. Vì tôi hãy còn là một thanh niên, tuổi 56 chưa đáng được đồng bào chúc thọ...Từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào, thì từ nay về sau tôi vẫn thuộc về đồng bào. Tôi quyết giữ lòng trung thành với Tổ quốc...  

          Năm 1948, Bác đã viết thư cảm ơn Quốc hội, Chính phủ, đoàn thể, bộ đội, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài đã gửi thư chúc mừng nhân ngày sinh của Người. Bức thư có đoạn: "Đồng bào yêu mến tôi, chúc thọ tôi, tôi biết lấy gì, nói gì để báo đáp lại lòng thân ái ấy? Tôi chỉ có một cách báo đáp là kiên quyết cùng đồng bào chịu cực khổ, quyết cùng đồng bào kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn...". 

          Do không muốn tổ chức lễ mừng sinh nhật của mình, trước ngày 19/5/1948, Người đã làm bài thơ "Không đề” trả lời một số cán bộ đề nghị tổ chức sinh nhật Bác:

Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà,

Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già.

Chờ cho kháng chiến thành công đã,

Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta

          Vào dịp sinh nhật lần thứ 63 (năm 1953), Bác đã bí mật sang thăm lớp mẫu giáo nội trú đầu tiên của quân đội ở Định Hóa, Thái Nguyên, vừa để tránh việc chúc tụng, vừa để thăm các cháu nhi đồng. Theo Tiến sĩ Chu Đức Tính, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh: "Những dịp sinh nhật của mình, Bác thường hay cùng các đồng chí giúp việc đi ra khỏi cơ quan Chủ tịch. Người đi thăm nông dân, thăm các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh bởi vì những ngày đó, người muốn tránh một sự tổ chức chúc thọ linh đình, tốn kém và lãng phí. Những ngày đó thì chúng ta có phong trào là cả nước viết thư về chúc thọ Chủ tịch Hồ Chí Minh, có những năm Người đã tự tay thảo thư cám ơn tất cả nhân dân, cán bộ, bộ đội chiến sĩ cả nước đã gửi thư, điện mừng chúc thọ Người". 

          Là vị lãnh tụ của Đảng, với tầm nhìn xa, trông rộng, Bác căn dặn việc Đảng, việc Nước, việc dân phòng trước khi Người đi xa. Dịp kỷ niệm 75 năm ngày sinh, đúng 9 giờ sáng ngày 10/5/1965, Bác đặt bút viết những dòng đầu tiên vào tài liệu "Tuyệt đối bí mật" - "Bản Di chúc" để dặn lại cho muôn đời con cháu mai sau. Năm 1968, vào ngày sinh nhật 19/5, Bác xem và bổ sung "Bản Di chúc". Một ngày sau, tại lễ khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa III (20-5-1968), sau khi nghe Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc báo cáo và lời chúc thọ, Bác nói:

          ..."Lần trước tôi có nói là những thắng lợi của chiến sĩ và đồng bào hai miền làm cho tôi thấy như mình trẻ lại 20 tuổi. Nhưng nay nghe nói 78 tuổi, thì tôi thấy già đi. Vì vậy tôi có bài thơ thế này:

"Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm,

Vẫn vững hai vai việc nước nhà.

Kháng chiến dân ta đang thắng lớn,

Tiến bước, ta cùng con em ta".

          Đến năm 1969, trọn vẹn ngày sinh 19/5, Bác ở lại Phủ Chủ tịch. Sau khi tiếp các cháu là con của các đồng chí phục vụ đến chúc thọ, Bác xem kỹ lại toàn bộ các bản viết Di chúc của Người vào các năm 1965, 1968 và 1969. Hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ, thư ký riêng giúp việc cho Bác viết: " ngày 19/5 cuối cùng trong cuộc đời 79 mùa xuân của Bác Hồ, đã diễn ra thật ấm cúng thân tình. Bác ngồi ở đầu bàn, Phan Thị Quyên ngồi bên trái Bác, Nguyễn Thị Châu ngồi bên phải Bác, cạnh anh Phạm Văn Đồng. Thế là gần đủ ba thế hệ, có cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam". Có ai ngờ rằng, đó là ngày kỷ niệm sinh nhật cuối cùng trong cuộc đời 79 mùa xuân của Bác Hồ. 

          Cho đến lúc Người đi xa, mặc dù trên ngực không một tấm huân chương, nhưng tấm huân chương cao quý nhất mà nhân dân cả nước trao tặng cho Người là niềm tin tuyệt đối, là tình cảm kính yêu vô bờ bến, là sự tự hào mỗi khi người dân Việt Nam nhắc đến vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
           Tháng 5 nhớ Bác, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân cần tự giác, tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực phấn đấu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác; mạnh dạn tập trung vào những việc mới, việc khó; nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với công việc, đóng góp nhiều hơn cho quê hương Xuân Hồng, cho đất nước như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

"Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi".
 

           Ban tuyên truyền xã Xuân Lập 

Những ngày tháng 5 nhớ về Bác Hồ kính yêu!

Đăng lúc: 16/05/2023 14:25:47 (GMT+7)

Những ngày tháng 5 nhớ về Bác Hồ kính yêu! 

          Bác Hồ "Người là niềm tin tất thắng sáng ngời" không những người dân Việt Nam mà cả nhân dân trên toàn thế giới đều biết và yêu quý, ca ngợi công lao đóng góp của Bác cho nền hòa bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
           Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến.

          Tháng 6 năm 1911, Người ra đi tim đường cứu nước, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác- Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

          Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

          Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

          Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

          Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

          Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

          Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

          Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

          Nói về Sinh nhật của Bác vào buổi sáng ngày 19/5/1946, tại Bắc Bộ phủ (Hà Nội), lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ, trong buổi sinh nhật ấy, đáp lại lòng kính mến của đồng bào Bác nói: Tôi chưa xứng đáng với sự săn sóc của đồng bào. Vì tôi hãy còn là một thanh niên, tuổi 56 chưa đáng được đồng bào chúc thọ...Từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào, thì từ nay về sau tôi vẫn thuộc về đồng bào. Tôi quyết giữ lòng trung thành với Tổ quốc...  

          Năm 1948, Bác đã viết thư cảm ơn Quốc hội, Chính phủ, đoàn thể, bộ đội, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài đã gửi thư chúc mừng nhân ngày sinh của Người. Bức thư có đoạn: "Đồng bào yêu mến tôi, chúc thọ tôi, tôi biết lấy gì, nói gì để báo đáp lại lòng thân ái ấy? Tôi chỉ có một cách báo đáp là kiên quyết cùng đồng bào chịu cực khổ, quyết cùng đồng bào kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn...". 

          Do không muốn tổ chức lễ mừng sinh nhật của mình, trước ngày 19/5/1948, Người đã làm bài thơ "Không đề” trả lời một số cán bộ đề nghị tổ chức sinh nhật Bác:

Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà,

Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già.

Chờ cho kháng chiến thành công đã,

Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta

          Vào dịp sinh nhật lần thứ 63 (năm 1953), Bác đã bí mật sang thăm lớp mẫu giáo nội trú đầu tiên của quân đội ở Định Hóa, Thái Nguyên, vừa để tránh việc chúc tụng, vừa để thăm các cháu nhi đồng. Theo Tiến sĩ Chu Đức Tính, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh: "Những dịp sinh nhật của mình, Bác thường hay cùng các đồng chí giúp việc đi ra khỏi cơ quan Chủ tịch. Người đi thăm nông dân, thăm các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh bởi vì những ngày đó, người muốn tránh một sự tổ chức chúc thọ linh đình, tốn kém và lãng phí. Những ngày đó thì chúng ta có phong trào là cả nước viết thư về chúc thọ Chủ tịch Hồ Chí Minh, có những năm Người đã tự tay thảo thư cám ơn tất cả nhân dân, cán bộ, bộ đội chiến sĩ cả nước đã gửi thư, điện mừng chúc thọ Người". 

          Là vị lãnh tụ của Đảng, với tầm nhìn xa, trông rộng, Bác căn dặn việc Đảng, việc Nước, việc dân phòng trước khi Người đi xa. Dịp kỷ niệm 75 năm ngày sinh, đúng 9 giờ sáng ngày 10/5/1965, Bác đặt bút viết những dòng đầu tiên vào tài liệu "Tuyệt đối bí mật" - "Bản Di chúc" để dặn lại cho muôn đời con cháu mai sau. Năm 1968, vào ngày sinh nhật 19/5, Bác xem và bổ sung "Bản Di chúc". Một ngày sau, tại lễ khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa III (20-5-1968), sau khi nghe Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc báo cáo và lời chúc thọ, Bác nói:

          ..."Lần trước tôi có nói là những thắng lợi của chiến sĩ và đồng bào hai miền làm cho tôi thấy như mình trẻ lại 20 tuổi. Nhưng nay nghe nói 78 tuổi, thì tôi thấy già đi. Vì vậy tôi có bài thơ thế này:

"Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm,

Vẫn vững hai vai việc nước nhà.

Kháng chiến dân ta đang thắng lớn,

Tiến bước, ta cùng con em ta".

          Đến năm 1969, trọn vẹn ngày sinh 19/5, Bác ở lại Phủ Chủ tịch. Sau khi tiếp các cháu là con của các đồng chí phục vụ đến chúc thọ, Bác xem kỹ lại toàn bộ các bản viết Di chúc của Người vào các năm 1965, 1968 và 1969. Hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ, thư ký riêng giúp việc cho Bác viết: " ngày 19/5 cuối cùng trong cuộc đời 79 mùa xuân của Bác Hồ, đã diễn ra thật ấm cúng thân tình. Bác ngồi ở đầu bàn, Phan Thị Quyên ngồi bên trái Bác, Nguyễn Thị Châu ngồi bên phải Bác, cạnh anh Phạm Văn Đồng. Thế là gần đủ ba thế hệ, có cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam". Có ai ngờ rằng, đó là ngày kỷ niệm sinh nhật cuối cùng trong cuộc đời 79 mùa xuân của Bác Hồ. 

          Cho đến lúc Người đi xa, mặc dù trên ngực không một tấm huân chương, nhưng tấm huân chương cao quý nhất mà nhân dân cả nước trao tặng cho Người là niềm tin tuyệt đối, là tình cảm kính yêu vô bờ bến, là sự tự hào mỗi khi người dân Việt Nam nhắc đến vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
           Tháng 5 nhớ Bác, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân cần tự giác, tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực phấn đấu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác; mạnh dạn tập trung vào những việc mới, việc khó; nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với công việc, đóng góp nhiều hơn cho quê hương Xuân Hồng, cho đất nước như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

"Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi".
 

           Ban tuyên truyền xã Xuân Lập 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai Thủ tục hành chính