Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp và lĩnh vực nông nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp và lĩnh vực nông nghiệp
Trong khuôn khổ các sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số (CĐS) Quốc gia tại Thanh Hóa, chiều 6-10 đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Tầm nhìn và triển khai CĐS cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa” và “CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh”.
Mục tiêu của hội thảo nhằm cung cấp những kiến thức nền tảng, thông tin tổng quan về CĐS, kinh nghiệm thực tiễn khi triển khai CĐS.
Theo đó tại hội thảo, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các chuyên gia, các doanh nghiệp đã thảo luận nhiều vấn đề như: Vai trò của bộ phận IT trong CĐS của doanh nghiệp; vai trò của bộ phận nghiệp vụ trong CĐS của doanh nghiệp; CĐS góc nhìn của người triển khai; các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bị “hack” như thế nào và chiến lược là gì?; xu hướng công nghệ của CĐS trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; số hóa doanh nghiệp từ chiến lực đến thực thi…
Đây là những nội dung quan trọng góp phần giúp doanh nghiệp CĐS thành công, nâng cao sức cạnh tranh và đóng góp nhiều hơn nữa cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Tại hội thảo “CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh”, các đại biểu đã tham luận nhấn mạnh vị trí đặc biệt quan trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam và nắm giữ vai trò chiến lược trong dài hạn là bệ đỡ quan trọng cho an ninh, an sinh, an dân của đất nước. Đồng thời khẳng định trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là chìa khóa cho phát triển bền vững.
Theo Phó Cục Trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tống Xuân Chinh, CĐS là một hành trình xuyên suốt, liền mạch nhằm thay đổi toàn diện nền nông nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Ngày 19-8 hằng năm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn là ngày CĐS trong nông nghiệp. Đặc biệt, CĐS trong ngành nông nghiệp được xây dựng trên 3 trụ cột chính gồm: Chính phủ số tại các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp; kinh tế số nông nghiệp; nông thôn số, nông dân số.
Cũng tại hội thảo về “CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh” các đại biểu đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giải pháp thực hiện CĐS ngành nông nghiệp như: CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; nền tảng và ứng dụng AI trong sản xuất nông nghiệp thông minh; một số giải pháp phối hợp xây dựng, quản lý, khai thác “Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi” và “Hệ thống thông tin và cơ sở cấp, quản lý mã số vùng trồng”; thúc đẩy CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa…
Đây là những tham vấn quan trọng giúp doanh nghiệp thích ứng và thực hiện hiệu quả mục tiêu CĐS; giúp ngành nông nghiệp đi đúng hướng trong hoạt động CĐS của ngành, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa hiện có hơn 27.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó có gần 21.000 doanh nghiệp hoạt động và có phát sinh doanh thu. Về cơ bản, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những nhìn nhận tích cực về tầm quan trọng của chuyển đổi số (CĐS), trong sản xuất kinh doanh. Một số ngành nghề đang có những bước chuyển đổi số rất nhanh, mạnh mẽ như lĩnh vực nội dung, tài chính, thương mại điện tử, du lịch…
Tuy nhiên, bên cạnh đó, CĐS trong doanh nghiệp hiện nay vẫn tồn tại một số vấn đề như: Doanh nghiệp còn chưa hiểu thế nào là CĐS; khái niệm về CĐS còn quá mới mẻ và mơ hồ; một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực hiện CĐS còn có tâm lý sợ tốn chi phí, thiếu nguồn lực con người và lo ngại về tính an toàn, bảo mật thông tin; chuyển đổi nhiều khi còn mang tính hình thức, phong trào mà chưa thực sự hiệu quả, chưa có tính thực chất; vẫn chưa có một con số nào thống kê số lượng doanh nghiệp CĐS trên địa bàn tỉnh. Chưa có một đánh giá nào về thực trạng CĐS trên địa bàn tỉnh.
Bởi vậy, trong thời gian tới để thúc đẩy CĐS một cách đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đề nghị: UBND tỉnh giao trách nhiệm cho cơ quan chủ quản là Sở Thông tin - Truyền thông có khảo sát, đánh giá đúng về nhu cầu, thực trạng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về tình hình CĐS; tìm hiểu và phân tích được những khó khăn cụ thể từ phía doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp; Sở Thông tin - Truyền thông cần xây dựng các chương trình mục tiêu, kế hoạch về CĐS trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đặt mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn một cách cụ thể, rõ ràng.
Vũ Đức Nhiệm
Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Chuyển đổi số nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp CĐS thành công sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và khách hàng vì thế cũng sẽ được hưởng lợi. Nhưng để CĐS thành công, doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng quan về CĐS với doanh nghiệp và vai trò các bộ phận trong triển khai CĐS.
CĐS trong doanh nghiệp được định nghĩa là “việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới”. Các hoạt động CĐS bao gồm: Sản phẩm số, dịch vụ số, kinh doanh trong thời đại số hóa, khách hàng trong thời đại số hóa, nhận thức về CĐS, tiến trình CĐS của các doanh nghiệp trên thế giới.
Quá trình thực hiện CĐS trải qua các giai đoạn như: Các dự án tập trung vào số hóa cho từng bộ phận; chương trình áp dụng công nghệ số cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong doanh nghiệp; CĐS hoàn toàn mô hình kinh doanh và mô hình quản trị.
Để CĐS đạt kết quả khả quan, các doanh nghiệp cần cập nhật những xu hướng công nghệ mới như: internet vạn vật (IoT), là một hệ thống các thiết bị tính toán có liên quan với nhau, như máy móc cơ khí, máy kĩ thuật số, đồ vật, động vật hoặc con người với khả năng thu thập và truyền tải dữ liệu qua mạng; dữ liệu lớn (Big Data), là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được; máy học (Machine Learning), là một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) cung cấp cho các hệ thống khả năng tự động học hỏi và cải thiện từ kinh nghiệm mà không cần lập trình rõ ràng; Blockchain (Chuỗi khối), là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian.
Đồng thời các doanh nghiệp có thể lựa chọn thông qua các giải pháp như: xác định tiêu chí lựa chọn giải pháp; tìm kiếm giải pháp và nhà cung cấp tiềm năng; đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp; đàm phán ký kết hợp đồng; đánh giá hiệu quả của giải pháp và nhà cung cấp.
Văn Ngọc An
Tư vấn dự án USAID LinkSME, Chuyên gia Chương trình hỗ trợ Doanh nghiệp Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nâng cao năng suất, diện tích, chất lượng và đầu ra cho sản phẩm
Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) về thức ăn nuôi và cơ sở chăn nuôi tạo thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi. Đây là “chìa khóa” trong việc xây dựng lòng tin, khẳng định thương hiệu về chất lượng, uy tín, sức cạnh tranh của nông sản Việt như một tấm vé thông hành trên thị trường trong nước và quốc tế cũng như lợi ích kinh tế mang lại lợi ích cho người nông dân. Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước, làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý tại địa phương trong việc nâng cao năng suất, diện tích, chất lượng và đầu ra cho sản phẩm. Hệ thống cũng sẽ hỗ trợ thông tin hai chiều giữa người dân và cơ quan quản lý nông nghiệp, dễ dàng cập nhật, chia sẻ và tích hợp với các nền tảng dữ liệu nông nghiệp.
Đối với người nông dân, việc trực tiếp sử dụng hệ thống trên các thiết bị di động sẽ dễ dàng trực tiếp được tiếp cận thông tin chính thống, minh bạch, hai chiều từ cơ quan quản lý tránh được nguy cơ sản xuất mù mờ dẫn đến được mùa, mất giá. Hệ thống giúp người nông dân dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính để đăng ký chăn nuôi. Việc tuân thủ các quy định về quản lý trong chăn nuôi sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi.
Trên cơ sở các trụ cột trong CĐS nông nghiệp và lợi ích mang lại cho người nông dân, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa chủ động, tích cực tham gia để triển khai thành công Hệ thống CSDL chăn nuôi đến người nông dân để nhanh chóng “định danh Nông sản Việt” tại thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, tuyên truyền đến người nông dân tích cực tham gia vào CĐS trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nhằm tăng tỷ trọng kinh tế số nông nghiệp và hình thành nông thôn số, nông dân số.
Tống Xuân Chinh
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?
20/11/2024 15:35:31 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ.
07/11/2024 09:20:46 -
Chuyển đổi số và bà học kinh nghiêm
18/10/2024 08:07:48 -
Thực hiện Kê hoạch Thông tin, tuyên truyền Hưởng ứng ngày chuyển đổi số gắn với cài đặt mô hình 3 KHÔNG trên địa bàn xã Xuân Lập năm 2024
15/10/2024 14:55:54
Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp và lĩnh vực nông nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp và lĩnh vực nông nghiệp
Trong khuôn khổ các sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số (CĐS) Quốc gia tại Thanh Hóa, chiều 6-10 đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Tầm nhìn và triển khai CĐS cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa” và “CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh”.
Mục tiêu của hội thảo nhằm cung cấp những kiến thức nền tảng, thông tin tổng quan về CĐS, kinh nghiệm thực tiễn khi triển khai CĐS.
Theo đó tại hội thảo, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các chuyên gia, các doanh nghiệp đã thảo luận nhiều vấn đề như: Vai trò của bộ phận IT trong CĐS của doanh nghiệp; vai trò của bộ phận nghiệp vụ trong CĐS của doanh nghiệp; CĐS góc nhìn của người triển khai; các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bị “hack” như thế nào và chiến lược là gì?; xu hướng công nghệ của CĐS trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; số hóa doanh nghiệp từ chiến lực đến thực thi…
Đây là những nội dung quan trọng góp phần giúp doanh nghiệp CĐS thành công, nâng cao sức cạnh tranh và đóng góp nhiều hơn nữa cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Tại hội thảo “CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh”, các đại biểu đã tham luận nhấn mạnh vị trí đặc biệt quan trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam và nắm giữ vai trò chiến lược trong dài hạn là bệ đỡ quan trọng cho an ninh, an sinh, an dân của đất nước. Đồng thời khẳng định trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là chìa khóa cho phát triển bền vững.
Theo Phó Cục Trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tống Xuân Chinh, CĐS là một hành trình xuyên suốt, liền mạch nhằm thay đổi toàn diện nền nông nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Ngày 19-8 hằng năm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn là ngày CĐS trong nông nghiệp. Đặc biệt, CĐS trong ngành nông nghiệp được xây dựng trên 3 trụ cột chính gồm: Chính phủ số tại các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp; kinh tế số nông nghiệp; nông thôn số, nông dân số.
Cũng tại hội thảo về “CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh” các đại biểu đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giải pháp thực hiện CĐS ngành nông nghiệp như: CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; nền tảng và ứng dụng AI trong sản xuất nông nghiệp thông minh; một số giải pháp phối hợp xây dựng, quản lý, khai thác “Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi” và “Hệ thống thông tin và cơ sở cấp, quản lý mã số vùng trồng”; thúc đẩy CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa…
Đây là những tham vấn quan trọng giúp doanh nghiệp thích ứng và thực hiện hiệu quả mục tiêu CĐS; giúp ngành nông nghiệp đi đúng hướng trong hoạt động CĐS của ngành, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa hiện có hơn 27.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó có gần 21.000 doanh nghiệp hoạt động và có phát sinh doanh thu. Về cơ bản, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những nhìn nhận tích cực về tầm quan trọng của chuyển đổi số (CĐS), trong sản xuất kinh doanh. Một số ngành nghề đang có những bước chuyển đổi số rất nhanh, mạnh mẽ như lĩnh vực nội dung, tài chính, thương mại điện tử, du lịch…
Tuy nhiên, bên cạnh đó, CĐS trong doanh nghiệp hiện nay vẫn tồn tại một số vấn đề như: Doanh nghiệp còn chưa hiểu thế nào là CĐS; khái niệm về CĐS còn quá mới mẻ và mơ hồ; một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực hiện CĐS còn có tâm lý sợ tốn chi phí, thiếu nguồn lực con người và lo ngại về tính an toàn, bảo mật thông tin; chuyển đổi nhiều khi còn mang tính hình thức, phong trào mà chưa thực sự hiệu quả, chưa có tính thực chất; vẫn chưa có một con số nào thống kê số lượng doanh nghiệp CĐS trên địa bàn tỉnh. Chưa có một đánh giá nào về thực trạng CĐS trên địa bàn tỉnh.
Bởi vậy, trong thời gian tới để thúc đẩy CĐS một cách đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đề nghị: UBND tỉnh giao trách nhiệm cho cơ quan chủ quản là Sở Thông tin - Truyền thông có khảo sát, đánh giá đúng về nhu cầu, thực trạng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về tình hình CĐS; tìm hiểu và phân tích được những khó khăn cụ thể từ phía doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp; Sở Thông tin - Truyền thông cần xây dựng các chương trình mục tiêu, kế hoạch về CĐS trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đặt mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn một cách cụ thể, rõ ràng.
Vũ Đức Nhiệm
Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Chuyển đổi số nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp CĐS thành công sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và khách hàng vì thế cũng sẽ được hưởng lợi. Nhưng để CĐS thành công, doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng quan về CĐS với doanh nghiệp và vai trò các bộ phận trong triển khai CĐS.
CĐS trong doanh nghiệp được định nghĩa là “việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới”. Các hoạt động CĐS bao gồm: Sản phẩm số, dịch vụ số, kinh doanh trong thời đại số hóa, khách hàng trong thời đại số hóa, nhận thức về CĐS, tiến trình CĐS của các doanh nghiệp trên thế giới.
Quá trình thực hiện CĐS trải qua các giai đoạn như: Các dự án tập trung vào số hóa cho từng bộ phận; chương trình áp dụng công nghệ số cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong doanh nghiệp; CĐS hoàn toàn mô hình kinh doanh và mô hình quản trị.
Để CĐS đạt kết quả khả quan, các doanh nghiệp cần cập nhật những xu hướng công nghệ mới như: internet vạn vật (IoT), là một hệ thống các thiết bị tính toán có liên quan với nhau, như máy móc cơ khí, máy kĩ thuật số, đồ vật, động vật hoặc con người với khả năng thu thập và truyền tải dữ liệu qua mạng; dữ liệu lớn (Big Data), là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được; máy học (Machine Learning), là một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) cung cấp cho các hệ thống khả năng tự động học hỏi và cải thiện từ kinh nghiệm mà không cần lập trình rõ ràng; Blockchain (Chuỗi khối), là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian.
Đồng thời các doanh nghiệp có thể lựa chọn thông qua các giải pháp như: xác định tiêu chí lựa chọn giải pháp; tìm kiếm giải pháp và nhà cung cấp tiềm năng; đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp; đàm phán ký kết hợp đồng; đánh giá hiệu quả của giải pháp và nhà cung cấp.
Văn Ngọc An
Tư vấn dự án USAID LinkSME, Chuyên gia Chương trình hỗ trợ Doanh nghiệp Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nâng cao năng suất, diện tích, chất lượng và đầu ra cho sản phẩm
Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) về thức ăn nuôi và cơ sở chăn nuôi tạo thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi. Đây là “chìa khóa” trong việc xây dựng lòng tin, khẳng định thương hiệu về chất lượng, uy tín, sức cạnh tranh của nông sản Việt như một tấm vé thông hành trên thị trường trong nước và quốc tế cũng như lợi ích kinh tế mang lại lợi ích cho người nông dân. Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước, làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý tại địa phương trong việc nâng cao năng suất, diện tích, chất lượng và đầu ra cho sản phẩm. Hệ thống cũng sẽ hỗ trợ thông tin hai chiều giữa người dân và cơ quan quản lý nông nghiệp, dễ dàng cập nhật, chia sẻ và tích hợp với các nền tảng dữ liệu nông nghiệp.
Đối với người nông dân, việc trực tiếp sử dụng hệ thống trên các thiết bị di động sẽ dễ dàng trực tiếp được tiếp cận thông tin chính thống, minh bạch, hai chiều từ cơ quan quản lý tránh được nguy cơ sản xuất mù mờ dẫn đến được mùa, mất giá. Hệ thống giúp người nông dân dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính để đăng ký chăn nuôi. Việc tuân thủ các quy định về quản lý trong chăn nuôi sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi.
Trên cơ sở các trụ cột trong CĐS nông nghiệp và lợi ích mang lại cho người nông dân, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa chủ động, tích cực tham gia để triển khai thành công Hệ thống CSDL chăn nuôi đến người nông dân để nhanh chóng “định danh Nông sản Việt” tại thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, tuyên truyền đến người nông dân tích cực tham gia vào CĐS trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nhằm tăng tỷ trọng kinh tế số nông nghiệp và hình thành nông thôn số, nông dân số.
Tống Xuân Chinh