Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
238327

VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG VUA LÊ ĐẠI HÀNH, NGHE CHUYỆN KỂ NHỮNG LỄ TỤC ĐỘC ĐÁO

Ngày 12/04/2023 09:32:30



vỀ THĂM QUÊ HƯƠNG VUA LÊ ĐẠI HÀNH, NGHE CHUYỆN KỂ NHỮNG LỄ TỤC ĐỘC ĐÁO

Làng Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân) được biết đến là vùng đất cổ xưa, với những tên gọi khác, như: Kẻ Xốp (Kẻ Xấp) - sách Khả Lập. Nơi đây, đã sinh ra vị vua sáng lập nên nhà Tiền Lê trong lịch sử phong kiến dân tộc, có công “phá Tống bình Chiêm” lưu danh sử sách. Và ngày nay, nhắc đến Trung Lập, hậu thế nhớ đến một Khu Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn uy nghiêm, linh thiêng. Nơi đây, còn có cả những lễ tục độc đáo với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, ý nghĩa.

EmailPrintTwitter  Facebook

                        Tượng  Đức Vua Lê Đại hành Hoàng Đế tại Đền thờ làng Trung Lập

  Từ xa xưa, người dân Trung Lập vẫn tự hào khi làng mình ở vào vị thế “Tiền tam Yên, hậu ngũ Phúc” (phía trước là ba làng Yên: Yên Lãng, Yên Trường, Yên Lạc; phía sau năm làng Phúc: Phúc Tình, Phúc Địa, Phúc Bồi, Phúc Cương, Phúc Sơn, nên làng sẽ được an ổn, phúc lộc. Cùng với đó, ở phía Nam làng là sông Chu chảy qua, phía Đông Bắc có sông Cầu Chày với hệ thống giao thông đi lại thuận tiện... hội tụ các điều kiện để nơi đây trở thành nơi “địa linh”. Và người dân Trung Lập cũng tin quê hương mình là nơi “địa linh sinh nhân kiệt”.

Chính từ vùng đất này, cậu bé Lê Hoàn được sinh ra, trưởng thành với tài trí hơn người đã từng bước ghi tên mình vào lịch sử dân tộc, sáng lập nên vương triều Tiền Lê. Dưới sự trị vì của ông, những chiến thắng trong “phá Tống, bình Chiêm” đã tạo nên một thời kỳ quốc gia Đại Cồ Việt thực sự hùng cường.

Tương truyền, sau khi vua Lê Đại Hành mất, người dân làng Trung Lập đã dựng ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre, nứa lá để phụng thờ người con xuất chúng của làng. Trải qua thời gian, đến thời Hồng Đức nhà Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng đền thờ quy mô như ngày hôm nay, người dân địa phương vẫn thường gọi tên đền (nghè) vua Lê.

Cũng bởi là đất quý hương - nơi sinh ra vua Lê Đại Hành, nên dưới thời Hồng Đức, làng Trung Lập được miễn phu phen, tạp dịch. Đồng thời, dân làng còn được triều đình cấp ruộng công điền để dùng vào việc thờ cúng và sửa sang đền thờ vua Lê.

Theo sử sách, từ số ruộng công điền làng Trung Lập được triều đình phong kiến cấp để dùng vào việc hương hỏa cho lăng mộ và đền thờ vua Lê, dân làng dùng một phần chia đều cho 6 giáp (giống như thôn, xóm hiện nay) của làng để trồng lúa nếp vàng, phục vụ cho việc tiến cốm. Tương truyền, khi còn là tướng dưới trướng vua Đinh, trong một lần đem quân dẹp loạn 12 sứ quân, bị hết lương thực, trong lúc lúa trên đồng còn xanh, Lê Hoàn đã cho quân lính gặt lúa xanh, rang lên, giã làm cốm, nhờ vậy mà đủ sức đánh giặc. Tưởng nhớ chuyện xưa, người dân Trung Lập đã dùng chính gạo nếp được trồng trên ruộng “hương hỏa” của vua để làm cốm. Việc tiến cốm tại đền thờ vua Lê không diễn ra vào ngày cố định. Khi bông lúa nếp ngoài đồng đông mủ, mỗi giáp sẽ chọn 10 cặp nam thanh nữ tú gặt lúa về, giã cốm, sàng sảy sạch sẽ. Sau đó, các bậc cao niên có uy tín trong làng sẽ hoàn tất công đoạn thắng mật làm cốm (cốm mọc và cốm mật) tạo thành phẩm bắt mắt, dâng lên vua Lê. Sau khi hạ lễ, cốm sẽ được chia đều cho các gia đình trong giáp trong niềm hân hoan, phấn khởi.

Cùng với tục tiến cốm, tục nung bánh chưng cũng là mỹ tục lâu đời ở làng Trung Lập. Không ai biết tục lệ này có từ bao giờ và vì sao lại nung. Tuy nhiên, bánh chưng nung là một trong những lễ vật không thể thiếu dâng lễ vua Lê Đại Hành dịp Tết Nguyên đán.

Cũng như bánh chưng truyền thống, bánh chưng nung được làm từ nguyên liệu gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, nhưng tuyệt đối không được bỏ hành (kiêng miếu hiệu của nhà vua). Bánh chưng nung xưa kia được làm khổ lớn, gói to và dày. Theo sách Vua Lê Đại Hành và quê hương Trung Lập: “Lệ làng Trung Lập bánh thờ phải có tiết diện 30 cm x 30 cm, dày 15 cm, hai phần ba ruột bánh là gạo, một phần ba ruột bánh ở giữa là đậu xanh, thịt lợn, do bánh chưng gói to và dày nên nung vào chum. Xếp bánh vào chum, đổ nước rồi dùng củi đun sôi, khi đã sôi già dùng rơm khô tróc thành nùn vây quanh chum, khi lửa cháy vào nùn thì đổ trấu lên, cứ thế lửa cháy âm ỉ ngày này qua ngày khác nên gọi là bánh chưng nung, chừng ba ngày ba đêm bánh chín vớt ra, bánh vuông bốn góc, chín đều không sống, không sùi góc là được”.

Nhắc đến ẩm thực truyền thống trong những ngày lễ, tết ở Trung Lập, còn có tục làm xôi nén và bánh lá răng bừa. Ở đó, gạo nếp cái hoa vàng được đồ chín thành xôi, cho vào buồm (tấm cói đan hình tròn), gói lại, lấy dùi đập nhuyễn đến khi đạt độ dẻo thì cho vào khuôn ép, sau đó cắt thành từng lát, rắc đậu xanh đã đồ chín lên trên. Xôi nén ăn vừa dẻo thơm, lại có thể để được qua ngày mà không hỏng. Tương truyền, tục làm xôi nén cũng nhằm tưởng nhớ tích xưa, khi vua Lê đem quân đi đánh giặc, nhà vua và quân sĩ đã nấu cơm nắm mang theo bên người ăn được cả ngày. Và phụ nữ Trung Lập, đâu chỉ biết làm xôi nén, còn cả làm bánh răng bừa - món quà quê dân dã, ngày nay còn trở thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh (bánh lá răng bừa Xuân Lập).

Sau Tết Nguyên đán, làng Trung Lập lại tổ chức tục ăn tết lại, còn gọi là “Khai giá”, diễn ra vào ngày mùng 7 tháng Giêng. Trước đó, ngày mùng 6 trong làng mổ lợn, làm giò, chả, gói bánh chưng. Theo các cụ cao niên trong làng, có những năm “Khai giá” còn to hơn tết cổ truyền. Tục “Khai giá”- ăn tết lại diễn ra với nhiều lễ nhỏ: tế lễ bên đền vua Lê; lễ mừng thọ các cụ cao niên trong làng và lễ trình làng xin Nhiêu. Trong đó, lễ trình làng xin Nhiêu là gia đình có con trai đến tuổi 18 có lễ báo cáo với làng để con mình được tham gia công việc của làng, của nước. Ngày nay, tục “Khai giá” - ăn tết lại vẫn được người dân Trung Lập duy trì tổ chức.

Sinh thời, vua Lê Đại Hành rất quan tâm đến nông nghiệp. Sau khi lên ngôi, nhà vua đã dành một phần quốc khố để nạo vét kênh mương, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp... Nhằm khuyến khích nông nghiệp, nhà vua đã đi cày tại cánh đồng dưới chân Núi Đọi- gọi là Tịch điền. Viết về tục này, sách Vua Lê Đại Hành và quê hương Trung Lập cũng ghi: “Nhớ đến tích nhà vua đi cày, hàng năm từ hạ tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 4 âm lịch, làng Trung Lập lại tổ chức cày ruộng tịch điền. Chọn một ngày tốt, từ sáng tinh mơ người trong làng đã ra đám ruộng bằng phẳng, một lão nông do làng bầu chọn, tuổi từ 60 trở lên, khỏe mạnh, vợ chồng song thọ, con cái phương trưởng, không tang cớ, một con trâu (bò) mộng... Khi ba hồi trống lớn vang lên liên tiếp là tiếng chiêng, mõ, lão nông mắc trâu vào cày giữa tiếng hò reo của dân làng, sau khi cày xong hai quản (luống) theo quy định, lão nông tháo cày, thả trâu. Chiêng trống nổi lên, người trong làng dự lễ có đem theo cày, bừa liền đánh trâu đến ruộng của mình cày bừa đến hết buổi. Nhà nào có trâu bò mà không tham gia lễ tịch điền thì mùa màng năm đó sẽ xấu...”.

Nói về những lễ tục truyền thống ở Trung Lập, ông Nguyễn Đình Tình, công chức Văn hóa - Xã hội xã Xuân Lập, cho biết: “Trung Lập là vùng đất cổ với nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, lễ tục đặc sắc. Trải qua thời gian, việc tổ chức một số lễ tục thay đổi để phù hợp với điều kiện phát triển thực tế, song về cơ bản, ý nghĩa không thay đổi, đặc biệt là những tục lệ gắn liền với vua và đền Lê”.

                                                          Theo  (vhds.baothanhhoa.vn) 

    

VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG VUA LÊ ĐẠI HÀNH, NGHE CHUYỆN KỂ NHỮNG LỄ TỤC ĐỘC ĐÁO

Đăng lúc: 12/04/2023 09:32:30 (GMT+7)



vỀ THĂM QUÊ HƯƠNG VUA LÊ ĐẠI HÀNH, NGHE CHUYỆN KỂ NHỮNG LỄ TỤC ĐỘC ĐÁO

Làng Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân) được biết đến là vùng đất cổ xưa, với những tên gọi khác, như: Kẻ Xốp (Kẻ Xấp) - sách Khả Lập. Nơi đây, đã sinh ra vị vua sáng lập nên nhà Tiền Lê trong lịch sử phong kiến dân tộc, có công “phá Tống bình Chiêm” lưu danh sử sách. Và ngày nay, nhắc đến Trung Lập, hậu thế nhớ đến một Khu Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn uy nghiêm, linh thiêng. Nơi đây, còn có cả những lễ tục độc đáo với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, ý nghĩa.

EmailPrintTwitter  Facebook

                        Tượng  Đức Vua Lê Đại hành Hoàng Đế tại Đền thờ làng Trung Lập

  Từ xa xưa, người dân Trung Lập vẫn tự hào khi làng mình ở vào vị thế “Tiền tam Yên, hậu ngũ Phúc” (phía trước là ba làng Yên: Yên Lãng, Yên Trường, Yên Lạc; phía sau năm làng Phúc: Phúc Tình, Phúc Địa, Phúc Bồi, Phúc Cương, Phúc Sơn, nên làng sẽ được an ổn, phúc lộc. Cùng với đó, ở phía Nam làng là sông Chu chảy qua, phía Đông Bắc có sông Cầu Chày với hệ thống giao thông đi lại thuận tiện... hội tụ các điều kiện để nơi đây trở thành nơi “địa linh”. Và người dân Trung Lập cũng tin quê hương mình là nơi “địa linh sinh nhân kiệt”.

Chính từ vùng đất này, cậu bé Lê Hoàn được sinh ra, trưởng thành với tài trí hơn người đã từng bước ghi tên mình vào lịch sử dân tộc, sáng lập nên vương triều Tiền Lê. Dưới sự trị vì của ông, những chiến thắng trong “phá Tống, bình Chiêm” đã tạo nên một thời kỳ quốc gia Đại Cồ Việt thực sự hùng cường.

Tương truyền, sau khi vua Lê Đại Hành mất, người dân làng Trung Lập đã dựng ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre, nứa lá để phụng thờ người con xuất chúng của làng. Trải qua thời gian, đến thời Hồng Đức nhà Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng đền thờ quy mô như ngày hôm nay, người dân địa phương vẫn thường gọi tên đền (nghè) vua Lê.

Cũng bởi là đất quý hương - nơi sinh ra vua Lê Đại Hành, nên dưới thời Hồng Đức, làng Trung Lập được miễn phu phen, tạp dịch. Đồng thời, dân làng còn được triều đình cấp ruộng công điền để dùng vào việc thờ cúng và sửa sang đền thờ vua Lê.

Theo sử sách, từ số ruộng công điền làng Trung Lập được triều đình phong kiến cấp để dùng vào việc hương hỏa cho lăng mộ và đền thờ vua Lê, dân làng dùng một phần chia đều cho 6 giáp (giống như thôn, xóm hiện nay) của làng để trồng lúa nếp vàng, phục vụ cho việc tiến cốm. Tương truyền, khi còn là tướng dưới trướng vua Đinh, trong một lần đem quân dẹp loạn 12 sứ quân, bị hết lương thực, trong lúc lúa trên đồng còn xanh, Lê Hoàn đã cho quân lính gặt lúa xanh, rang lên, giã làm cốm, nhờ vậy mà đủ sức đánh giặc. Tưởng nhớ chuyện xưa, người dân Trung Lập đã dùng chính gạo nếp được trồng trên ruộng “hương hỏa” của vua để làm cốm. Việc tiến cốm tại đền thờ vua Lê không diễn ra vào ngày cố định. Khi bông lúa nếp ngoài đồng đông mủ, mỗi giáp sẽ chọn 10 cặp nam thanh nữ tú gặt lúa về, giã cốm, sàng sảy sạch sẽ. Sau đó, các bậc cao niên có uy tín trong làng sẽ hoàn tất công đoạn thắng mật làm cốm (cốm mọc và cốm mật) tạo thành phẩm bắt mắt, dâng lên vua Lê. Sau khi hạ lễ, cốm sẽ được chia đều cho các gia đình trong giáp trong niềm hân hoan, phấn khởi.

Cùng với tục tiến cốm, tục nung bánh chưng cũng là mỹ tục lâu đời ở làng Trung Lập. Không ai biết tục lệ này có từ bao giờ và vì sao lại nung. Tuy nhiên, bánh chưng nung là một trong những lễ vật không thể thiếu dâng lễ vua Lê Đại Hành dịp Tết Nguyên đán.

Cũng như bánh chưng truyền thống, bánh chưng nung được làm từ nguyên liệu gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, nhưng tuyệt đối không được bỏ hành (kiêng miếu hiệu của nhà vua). Bánh chưng nung xưa kia được làm khổ lớn, gói to và dày. Theo sách Vua Lê Đại Hành và quê hương Trung Lập: “Lệ làng Trung Lập bánh thờ phải có tiết diện 30 cm x 30 cm, dày 15 cm, hai phần ba ruột bánh là gạo, một phần ba ruột bánh ở giữa là đậu xanh, thịt lợn, do bánh chưng gói to và dày nên nung vào chum. Xếp bánh vào chum, đổ nước rồi dùng củi đun sôi, khi đã sôi già dùng rơm khô tróc thành nùn vây quanh chum, khi lửa cháy vào nùn thì đổ trấu lên, cứ thế lửa cháy âm ỉ ngày này qua ngày khác nên gọi là bánh chưng nung, chừng ba ngày ba đêm bánh chín vớt ra, bánh vuông bốn góc, chín đều không sống, không sùi góc là được”.

Nhắc đến ẩm thực truyền thống trong những ngày lễ, tết ở Trung Lập, còn có tục làm xôi nén và bánh lá răng bừa. Ở đó, gạo nếp cái hoa vàng được đồ chín thành xôi, cho vào buồm (tấm cói đan hình tròn), gói lại, lấy dùi đập nhuyễn đến khi đạt độ dẻo thì cho vào khuôn ép, sau đó cắt thành từng lát, rắc đậu xanh đã đồ chín lên trên. Xôi nén ăn vừa dẻo thơm, lại có thể để được qua ngày mà không hỏng. Tương truyền, tục làm xôi nén cũng nhằm tưởng nhớ tích xưa, khi vua Lê đem quân đi đánh giặc, nhà vua và quân sĩ đã nấu cơm nắm mang theo bên người ăn được cả ngày. Và phụ nữ Trung Lập, đâu chỉ biết làm xôi nén, còn cả làm bánh răng bừa - món quà quê dân dã, ngày nay còn trở thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh (bánh lá răng bừa Xuân Lập).

Sau Tết Nguyên đán, làng Trung Lập lại tổ chức tục ăn tết lại, còn gọi là “Khai giá”, diễn ra vào ngày mùng 7 tháng Giêng. Trước đó, ngày mùng 6 trong làng mổ lợn, làm giò, chả, gói bánh chưng. Theo các cụ cao niên trong làng, có những năm “Khai giá” còn to hơn tết cổ truyền. Tục “Khai giá”- ăn tết lại diễn ra với nhiều lễ nhỏ: tế lễ bên đền vua Lê; lễ mừng thọ các cụ cao niên trong làng và lễ trình làng xin Nhiêu. Trong đó, lễ trình làng xin Nhiêu là gia đình có con trai đến tuổi 18 có lễ báo cáo với làng để con mình được tham gia công việc của làng, của nước. Ngày nay, tục “Khai giá” - ăn tết lại vẫn được người dân Trung Lập duy trì tổ chức.

Sinh thời, vua Lê Đại Hành rất quan tâm đến nông nghiệp. Sau khi lên ngôi, nhà vua đã dành một phần quốc khố để nạo vét kênh mương, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp... Nhằm khuyến khích nông nghiệp, nhà vua đã đi cày tại cánh đồng dưới chân Núi Đọi- gọi là Tịch điền. Viết về tục này, sách Vua Lê Đại Hành và quê hương Trung Lập cũng ghi: “Nhớ đến tích nhà vua đi cày, hàng năm từ hạ tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 4 âm lịch, làng Trung Lập lại tổ chức cày ruộng tịch điền. Chọn một ngày tốt, từ sáng tinh mơ người trong làng đã ra đám ruộng bằng phẳng, một lão nông do làng bầu chọn, tuổi từ 60 trở lên, khỏe mạnh, vợ chồng song thọ, con cái phương trưởng, không tang cớ, một con trâu (bò) mộng... Khi ba hồi trống lớn vang lên liên tiếp là tiếng chiêng, mõ, lão nông mắc trâu vào cày giữa tiếng hò reo của dân làng, sau khi cày xong hai quản (luống) theo quy định, lão nông tháo cày, thả trâu. Chiêng trống nổi lên, người trong làng dự lễ có đem theo cày, bừa liền đánh trâu đến ruộng của mình cày bừa đến hết buổi. Nhà nào có trâu bò mà không tham gia lễ tịch điền thì mùa màng năm đó sẽ xấu...”.

Nói về những lễ tục truyền thống ở Trung Lập, ông Nguyễn Đình Tình, công chức Văn hóa - Xã hội xã Xuân Lập, cho biết: “Trung Lập là vùng đất cổ với nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, lễ tục đặc sắc. Trải qua thời gian, việc tổ chức một số lễ tục thay đổi để phù hợp với điều kiện phát triển thực tế, song về cơ bản, ý nghĩa không thay đổi, đặc biệt là những tục lệ gắn liền với vua và đền Lê”.

                                                          Theo  (vhds.baothanhhoa.vn) 

    

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai Thủ tục hành chính