Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
238327

Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn xã Xuân Lập, Thọ Xuân là điểm đến đảm bảo an toàn để phục vụ khách thập phương đến thăm viếng, dâng hương.

Ngày 15/03/2022 14:34:00

Theo tin  Báo lao động

Từ ngày 15.3, du lịch Việt Nam sẽ hoàn toàn mở cửa, tất cả các địa phương đều được phép đón khách quốc tế, thay vì chỉ có 7 địa phương thí điểm như hiện nay. Toàn ngành du lịch, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành rất mong chờ sự mở cửa một cách mạnh dạn  và thông thoáng, bởi đây được xem là dấu mốc quan trọng cho sự phục hồi của ngành du lịch sau thời gian dài đóng cửa do dịch COVID-19.

1. Mở lại du lịch quốc tế, nội địa từ 15/03/2022 trong bối cảnh bình thường mới

Theo khoản 2 Mục II Dự thảo Phương án tại Công văn 414/BVHTTDL-TCDL, mở lại hoạt động du lịch quốc tế và nội địa trong bối cảnh bình thường mới  bằng đường không, đường bộ, đường biển đảm bảo an toàn, phù hợp với thời gian  triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. 

Căn cứ tình hình, kết quả phòng chống dịch bệnh COVID-19 và đánh giá kết  quả đón khách du lịch quốc tế trong các giai đoạn bình thường mới để mở cửa  hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế và nội địa. 

2. Yêu cầu đối với khách du lịch quốc tế từ ngày 15/03/2022

- Đối tượng: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (inbound) và khách du  lịch ra nước ngoài (outbound). 

- Phạm vi: Khách đi du lịch nhập cảnh thông qua các cửa khẩu quốc tế đường không, đường bộ, đường biển và tuân thủ các quy định an toàn theo cấp độ dịch  của Việt Nam. 

- Yêu cầu đối với khách: 

(1) Tham gia chương trình du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ  lữ hành quốc tế. 

(2) Có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 được cơ quan có  thẩm quyền tại Việt Nam công nhận, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất  14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất cảnh. Hoặc có chứng nhận  đã khỏi bệnh COVID-19 hay các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh  Covid-19 do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp và được Việt Nam công  nhận đối với khách du lịch inbound và được các nước/lãnh thổ đến công nhận đối  với khách du lịch outbound. Thời gian từ lúc xuất viện tính đến thời điểm xuất  cảnh không quá 06 tháng.  

(3) Đối với khách du lịch dưới 18 tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có  thai, người có bệnh lý nền (nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế) chưa  tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 được đi cùng bố  mẹ, người giám hộ hợp pháp hoặc người chăm sóc đã tiêm đủ liều vắc xin phòng  COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19; phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về  xét nghiệm và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định. 

(4) Có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính với SARS-CoV-2 tại cơ sở lưu trú  trong vòng 24h sau khi nhập cảnh.  

(5) Có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị  COVID-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 20.000 USD.  

(6) Đảm bảo các điều kiện về xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp  luật Việt Nam về xuất nhập cảnh. 

Quy trình đón khách du lịch quốc tế: xem chi tiết tại Phụ lục 2 Công văn 414/BVHTTDL-TCDL

3. Đối với hoạt động du lịch nội địa từ ngày 15/03/2022

- Quán triệt triển khai Chương trình Phát động du lịch nội địa thích ứng an  toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 tại Công văn 4698/BVHTTDL-TCDL ngày 16/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch  ban hành.

- Quán triệt Hướng dẫn 3862/BVHTTDL-TCDL ngày 18/10/2021 của Bộ  Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày  11/10/2021 của chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh  hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong hoạt động văn hóa, thể thao và  du lịch. 

- Các địa phương công bố mở cửa du lịch, đón và phục vụ khách du lịch theo  từng cấp độ dịch tại địa bàn gắn với các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh  tương ứng.  

- Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch: 

+ Xây dựng kế hoạch, quy trình đón khách an toàn theo Hướng dẫn tạm thời 3862/HD-BVHTTDL, các quy định có liên quan của ngành Du lịch, ngành Y  tế và địa phương. Chuẩn bị các điều kiện đón, phục vụ khách du lịch an toàn, dự  phòng phương án sẵn sàng xử lý sự cố do dịch bệnh gây ra theo quy định.  

+ Phổ biến, quán triệt, hướng dẫn người lao động thực hiện nghiêm các quy  định phòng, chống dịch của ngành Du lịch và các cơ quan chức năng.  + Hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch thực hiện quy trình, thủ tục hoạt động du  lịch an toàn. Triển khai các hoạt động quảng bá, truyền thông, kích cầu du lịch  bám sát nội dung thông điệp “Du lịch an toàn - Trải nghiệm trọn vẹn”, định hướng  tái khởi động du lịch nội địa. Xây dựng, giới thiệu các gói liên kết kích cầu du  lịch nội địa có ưu đãi, cam kết về chất lượng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ du  lịch mới, các chương trình du lịch tới các điểm đến mới.  

- Khách du lịch, khách sử dụng dịch vụ du lịch: 

+ Tự theo dõi sức khỏe và đảm bảo tuân thủ “Thông điệp 5K” và các biện  pháp phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm theo quy định.  

+ Tuân thủ các quy định của điểm đến, quy định, hướng dẫn của đơn vị cung  ứng dịch vụ du lịch.  

+ Có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID 19, hợp tác trách nhiệm với đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch và các cơ quan chức  năng về phòng, chống dịch trong hoạt động du lịch. 

Xem chi tiết tại Công văn 414/BVHTTDL-TCDL ngày 11/02/2022.

****************************************

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn là điểm đến đảm bảo an toàn để phục vụ khách thập phương đến thăm viếng, dâng hương.

Mùa Lễ hội Xuân 2022 sẽ được triển khai tổ chức khi các hoạt động du lịch và lễ hội được các cấp cho phép tổ chức thì điểm đến tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là điểm đến du lịch Tâm linh hấp dẫn với du khách.

Cách đây gần 3 năm sáng 12- 4 - 2019 tại khu di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt - Di tích kiến trúc nghệ thuật đền thờ Lê Hoàn và khai hội Lê Hoàn 2019.

Di tích quốc gia đặc biệt - đền thờ Lê Hoàn, điểm đến của du khách

Huyện Thọ Xuân vinh dự đón Bằng xếp hạng di tích đặc biệt quốc gia đền thời Lê Hoàn ngày 12- 4 - 2019.

Lê Hoàn sinh năm 941 tại làng Trung Lập thuộc Ái Châu, nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, được phong Thập đạo tướng quân; tiếp tục giúp vua Đinh ổn định triều chính, lãnh đạo quân dân thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược, lên ngôi Hoàng đế, lập nên vương triều Tiền Lê. Tri ân, khắc ghi công lao của Lê Hoàn, nhân dân xây dựng đền thờ ông tại làng Trung Lập.

Đền thờ Lê Hoàn hình chữ Công cùng các đặc trưng kiến trúc truyền thống với những bức chạm thủng, chạm nổi, chạm bong tinh xảo, thể hiện tư duy, trình độ thẩm mỹ, kỹ thuật cao. Trong đền thờ còn lưu giữ được những tài liệu, hiện vật cổ như văn bia, sắc phong, lệnh chỉ, câu đối, đại tự, hương án, khám thờ, tượng pháp, 14 đạo sắc phong của các đời vua từ 1674 – 1887, sáu lệnh chỉ của các chúa Trịnh... Năm 1990, đền thờ Lê Hoàn được xếp hạng di tích quốc gia; cuối năm 2018 Thủ tướng Chính phủ có quyết định công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt - Di tích kiến trúc nghệ thuật đền thờ Lê Hoàn.

 

***

 

 DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT LÊ HOÀN KHU SINH THÁI SEN XANH - BÁNH LÁ RĂNG BỪA XUÂN LẬP - HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA.

 

Theo tài liệu Dư địa chí xã Xuân Lập năm 2019 có ghi trước kia Hoàng đế Lê Đại Hành được tôn xưng là Chủ trung đô nước Nam, được lập làm Thần Thượng đẳng nước Nam, thần nổi tiếng linh ứng nhiều năm, ruộng hương hỏa để phụng thờ Thần trong các xứ đồng của bản xã tổng cộng 67 mẫu, giao cho dân binh của xã thờ phụng theo như văn bia đá tại đền thờ đã ghi.

 Sau khi cách mạng tháng tám thành công, công cuộc kiến thiết đổi mới đất nước giai đoạn này đã phá bỏ nhiều đình, chùa, miếu, đền thờ lúc bấy giờ cũng có phần ảnh hưởng. Tuy nhiên nhân dân xã Xuân Lập đã cùng nhau đoàn kết giữ lại ngôi đền nơi thờ Đức Vua, hiện nay ngôi đền vẫn còn nguyên bản theo theo sử sách ghi chép.

Tương truyền, đền thờ rất linh thiêng, nếu có người nào đó đập phá, hoặc có hành động bất kính nơi đền thì ngay lập tức bị báo ứng, những người có thành tâm thì cầu được, ước thấy.

Năm 2020 và 2021 do dịch covid -19, lễ kỷ niệm 1015 năm ngày mất của Lê Đại hành Hoàng Đế hoãn không tổ chức, đồng thời dừng các hoạt động thăm viếng tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lê Hoàn; đến nay các hoạt động tại khu di tích đã cho phép trở lại để phục vụ du khách có nhu cầu thăm quan, tìm hiểu và dâng hương. Phía trước đền thờ là quảng trường khu di tích nơi tổ chức lễ hội hàng năm đồng thời là khu sinh thái Sen xanh được hình thành từ năm 2018. Khu sinh thái Sen xanh được đầu tư, cải tạo theo định hướng của xã Xuân Lập và huyện thọ Xuân, nhằm cải tạo dòng kênh (kênh nhà Lê) để tạo cảnh quan phụ trợ cho Di tích quốc gia đặc biệt - Di tích kiến trúc nghệ thuật đền thờ Lê Hoàn mỗi khi du khách về tham quan, dâng hương.

Khu sinh thái Sen xanh hiện nay được quản lý và khai thác do Công ty TNHH Vang Vũ quản lý đầu tư đã phần nào đáp ứng các nhu cầu ăn uống, các hoạt động thăm quan, giải trí, du lịch sinh thái, phục vụ khách thập phương thưởng thức sản phẩm truyền thống bánh lá răng bừa và phục vụ một số hoạt động giải trí theo quy định của chính quyền địa phương.

 

 

 

 

 

          Một số hình ảnh thăm viếng của khách thập phương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lê Hoàn.

 

 

                                                          …

 

 

                                                

 

                 Hình ảnh khu Sinh thái Sen Xanh phục vụ khách thăm quan những ngày đầu tháng 4/2021

                                        

 

                                                                                                      Người thực hiện tin bài:  CCVH

  

Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn xã Xuân Lập, Thọ Xuân là điểm đến đảm bảo an toàn để phục vụ khách thập phương đến thăm viếng, dâng hương.

Đăng lúc: 15/03/2022 14:34:00 (GMT+7)

Theo tin  Báo lao động

Từ ngày 15.3, du lịch Việt Nam sẽ hoàn toàn mở cửa, tất cả các địa phương đều được phép đón khách quốc tế, thay vì chỉ có 7 địa phương thí điểm như hiện nay. Toàn ngành du lịch, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành rất mong chờ sự mở cửa một cách mạnh dạn  và thông thoáng, bởi đây được xem là dấu mốc quan trọng cho sự phục hồi của ngành du lịch sau thời gian dài đóng cửa do dịch COVID-19.

1. Mở lại du lịch quốc tế, nội địa từ 15/03/2022 trong bối cảnh bình thường mới

Theo khoản 2 Mục II Dự thảo Phương án tại Công văn 414/BVHTTDL-TCDL, mở lại hoạt động du lịch quốc tế và nội địa trong bối cảnh bình thường mới  bằng đường không, đường bộ, đường biển đảm bảo an toàn, phù hợp với thời gian  triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. 

Căn cứ tình hình, kết quả phòng chống dịch bệnh COVID-19 và đánh giá kết  quả đón khách du lịch quốc tế trong các giai đoạn bình thường mới để mở cửa  hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế và nội địa. 

2. Yêu cầu đối với khách du lịch quốc tế từ ngày 15/03/2022

- Đối tượng: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (inbound) và khách du  lịch ra nước ngoài (outbound). 

- Phạm vi: Khách đi du lịch nhập cảnh thông qua các cửa khẩu quốc tế đường không, đường bộ, đường biển và tuân thủ các quy định an toàn theo cấp độ dịch  của Việt Nam. 

- Yêu cầu đối với khách: 

(1) Tham gia chương trình du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ  lữ hành quốc tế. 

(2) Có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 được cơ quan có  thẩm quyền tại Việt Nam công nhận, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất  14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất cảnh. Hoặc có chứng nhận  đã khỏi bệnh COVID-19 hay các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh  Covid-19 do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp và được Việt Nam công  nhận đối với khách du lịch inbound và được các nước/lãnh thổ đến công nhận đối  với khách du lịch outbound. Thời gian từ lúc xuất viện tính đến thời điểm xuất  cảnh không quá 06 tháng.  

(3) Đối với khách du lịch dưới 18 tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có  thai, người có bệnh lý nền (nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế) chưa  tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 được đi cùng bố  mẹ, người giám hộ hợp pháp hoặc người chăm sóc đã tiêm đủ liều vắc xin phòng  COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19; phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về  xét nghiệm và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định. 

(4) Có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính với SARS-CoV-2 tại cơ sở lưu trú  trong vòng 24h sau khi nhập cảnh.  

(5) Có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị  COVID-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 20.000 USD.  

(6) Đảm bảo các điều kiện về xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp  luật Việt Nam về xuất nhập cảnh. 

Quy trình đón khách du lịch quốc tế: xem chi tiết tại Phụ lục 2 Công văn 414/BVHTTDL-TCDL

3. Đối với hoạt động du lịch nội địa từ ngày 15/03/2022

- Quán triệt triển khai Chương trình Phát động du lịch nội địa thích ứng an  toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 tại Công văn 4698/BVHTTDL-TCDL ngày 16/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch  ban hành.

- Quán triệt Hướng dẫn 3862/BVHTTDL-TCDL ngày 18/10/2021 của Bộ  Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày  11/10/2021 của chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh  hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong hoạt động văn hóa, thể thao và  du lịch. 

- Các địa phương công bố mở cửa du lịch, đón và phục vụ khách du lịch theo  từng cấp độ dịch tại địa bàn gắn với các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh  tương ứng.  

- Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch: 

+ Xây dựng kế hoạch, quy trình đón khách an toàn theo Hướng dẫn tạm thời 3862/HD-BVHTTDL, các quy định có liên quan của ngành Du lịch, ngành Y  tế và địa phương. Chuẩn bị các điều kiện đón, phục vụ khách du lịch an toàn, dự  phòng phương án sẵn sàng xử lý sự cố do dịch bệnh gây ra theo quy định.  

+ Phổ biến, quán triệt, hướng dẫn người lao động thực hiện nghiêm các quy  định phòng, chống dịch của ngành Du lịch và các cơ quan chức năng.  + Hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch thực hiện quy trình, thủ tục hoạt động du  lịch an toàn. Triển khai các hoạt động quảng bá, truyền thông, kích cầu du lịch  bám sát nội dung thông điệp “Du lịch an toàn - Trải nghiệm trọn vẹn”, định hướng  tái khởi động du lịch nội địa. Xây dựng, giới thiệu các gói liên kết kích cầu du  lịch nội địa có ưu đãi, cam kết về chất lượng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ du  lịch mới, các chương trình du lịch tới các điểm đến mới.  

- Khách du lịch, khách sử dụng dịch vụ du lịch: 

+ Tự theo dõi sức khỏe và đảm bảo tuân thủ “Thông điệp 5K” và các biện  pháp phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm theo quy định.  

+ Tuân thủ các quy định của điểm đến, quy định, hướng dẫn của đơn vị cung  ứng dịch vụ du lịch.  

+ Có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID 19, hợp tác trách nhiệm với đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch và các cơ quan chức  năng về phòng, chống dịch trong hoạt động du lịch. 

Xem chi tiết tại Công văn 414/BVHTTDL-TCDL ngày 11/02/2022.

****************************************

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn là điểm đến đảm bảo an toàn để phục vụ khách thập phương đến thăm viếng, dâng hương.

Mùa Lễ hội Xuân 2022 sẽ được triển khai tổ chức khi các hoạt động du lịch và lễ hội được các cấp cho phép tổ chức thì điểm đến tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là điểm đến du lịch Tâm linh hấp dẫn với du khách.

Cách đây gần 3 năm sáng 12- 4 - 2019 tại khu di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt - Di tích kiến trúc nghệ thuật đền thờ Lê Hoàn và khai hội Lê Hoàn 2019.

Di tích quốc gia đặc biệt - đền thờ Lê Hoàn, điểm đến của du khách

Huyện Thọ Xuân vinh dự đón Bằng xếp hạng di tích đặc biệt quốc gia đền thời Lê Hoàn ngày 12- 4 - 2019.

Lê Hoàn sinh năm 941 tại làng Trung Lập thuộc Ái Châu, nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, được phong Thập đạo tướng quân; tiếp tục giúp vua Đinh ổn định triều chính, lãnh đạo quân dân thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược, lên ngôi Hoàng đế, lập nên vương triều Tiền Lê. Tri ân, khắc ghi công lao của Lê Hoàn, nhân dân xây dựng đền thờ ông tại làng Trung Lập.

Đền thờ Lê Hoàn hình chữ Công cùng các đặc trưng kiến trúc truyền thống với những bức chạm thủng, chạm nổi, chạm bong tinh xảo, thể hiện tư duy, trình độ thẩm mỹ, kỹ thuật cao. Trong đền thờ còn lưu giữ được những tài liệu, hiện vật cổ như văn bia, sắc phong, lệnh chỉ, câu đối, đại tự, hương án, khám thờ, tượng pháp, 14 đạo sắc phong của các đời vua từ 1674 – 1887, sáu lệnh chỉ của các chúa Trịnh... Năm 1990, đền thờ Lê Hoàn được xếp hạng di tích quốc gia; cuối năm 2018 Thủ tướng Chính phủ có quyết định công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt - Di tích kiến trúc nghệ thuật đền thờ Lê Hoàn.

 

***

 

 DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT LÊ HOÀN KHU SINH THÁI SEN XANH - BÁNH LÁ RĂNG BỪA XUÂN LẬP - HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA.

 

Theo tài liệu Dư địa chí xã Xuân Lập năm 2019 có ghi trước kia Hoàng đế Lê Đại Hành được tôn xưng là Chủ trung đô nước Nam, được lập làm Thần Thượng đẳng nước Nam, thần nổi tiếng linh ứng nhiều năm, ruộng hương hỏa để phụng thờ Thần trong các xứ đồng của bản xã tổng cộng 67 mẫu, giao cho dân binh của xã thờ phụng theo như văn bia đá tại đền thờ đã ghi.

 Sau khi cách mạng tháng tám thành công, công cuộc kiến thiết đổi mới đất nước giai đoạn này đã phá bỏ nhiều đình, chùa, miếu, đền thờ lúc bấy giờ cũng có phần ảnh hưởng. Tuy nhiên nhân dân xã Xuân Lập đã cùng nhau đoàn kết giữ lại ngôi đền nơi thờ Đức Vua, hiện nay ngôi đền vẫn còn nguyên bản theo theo sử sách ghi chép.

Tương truyền, đền thờ rất linh thiêng, nếu có người nào đó đập phá, hoặc có hành động bất kính nơi đền thì ngay lập tức bị báo ứng, những người có thành tâm thì cầu được, ước thấy.

Năm 2020 và 2021 do dịch covid -19, lễ kỷ niệm 1015 năm ngày mất của Lê Đại hành Hoàng Đế hoãn không tổ chức, đồng thời dừng các hoạt động thăm viếng tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lê Hoàn; đến nay các hoạt động tại khu di tích đã cho phép trở lại để phục vụ du khách có nhu cầu thăm quan, tìm hiểu và dâng hương. Phía trước đền thờ là quảng trường khu di tích nơi tổ chức lễ hội hàng năm đồng thời là khu sinh thái Sen xanh được hình thành từ năm 2018. Khu sinh thái Sen xanh được đầu tư, cải tạo theo định hướng của xã Xuân Lập và huyện thọ Xuân, nhằm cải tạo dòng kênh (kênh nhà Lê) để tạo cảnh quan phụ trợ cho Di tích quốc gia đặc biệt - Di tích kiến trúc nghệ thuật đền thờ Lê Hoàn mỗi khi du khách về tham quan, dâng hương.

Khu sinh thái Sen xanh hiện nay được quản lý và khai thác do Công ty TNHH Vang Vũ quản lý đầu tư đã phần nào đáp ứng các nhu cầu ăn uống, các hoạt động thăm quan, giải trí, du lịch sinh thái, phục vụ khách thập phương thưởng thức sản phẩm truyền thống bánh lá răng bừa và phục vụ một số hoạt động giải trí theo quy định của chính quyền địa phương.

 

 

 

 

 

          Một số hình ảnh thăm viếng của khách thập phương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lê Hoàn.

 

 

                                                          …

 

 

                                                

 

                 Hình ảnh khu Sinh thái Sen Xanh phục vụ khách thăm quan những ngày đầu tháng 4/2021

                                        

 

                                                                                                      Người thực hiện tin bài:  CCVH

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai Thủ tục hành chính