Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
238327

TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN THỰC PHẨM DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN SỬU 2021

Ngày 26/01/2021 10:34:13

THỰC HIỆN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐẺ GIỮ GÌN SỨC KHỎE CHO MỖI GIA ĐÌNH DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN SỬU NĂM 2021.

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn.

Ðại bộ phận thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày ở nước ta đều sản xuất ở nông thôn: gạo, ngô, khoai, thịt, cá, trứng, đậu, lạc, vừng, rau, củ, quả… Gần đây một phần do cơ chế thị trường, nhiều người chạy theo lợi nhuận, lợi dụng tình hình công tác kiểm tra còn lỏng lẻo hoặc cũng có thể do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, do "điếc không sợ súng", do thói quen làm bừa làm ẩu nên nhiều người đã không chấp hành những quy định về sử dụng hoá chất trừ sâu, sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, các hoá chất bảo quản thực phẩm, các phụ gia cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm mầu sắc, mùi vị hấp dẫn của các món ăn.

Các hoá chất này hoặc là các chất độc không được phép sử dụng hoặc dùng quá liều lượng cho phép nên đã gây ngộ độc cấp tính, gây đau bụng đi lỏng, có trường hợp tử vong hoặc mỗi ngày tích luỹ lại một ít ở trong cơ thể gây ngộ độc kéo dài, gây ung thư.

Bên cạnh những ngộ độc do hoá chất kể trên, còn nhiều vụ ngộ độc khác thường xảy ra vào mùa hè do thực phẩm nhất là thịt bị nhiễm vi sinh vật: thịt súc vật ốm, chết, thịt băm, thái rồi không nấu ngay, nấu rồi không ăn ngay để trong điều kiện mất vệ sinh, thời tiết nóng rất thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Một nguyên nhân quan trọng nữa là tay những người nấu và chế biến thức ăn không được sạch, có mụn nhọt và vi trùng ở các mụn nhọt này gây ô nhiễm thức ăn và gây ra các bệnh ngộ độc thức ãn. Thời gian ủ bệnh có thể từ vài giờ ðến 1-2 ngày sau khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Thoạt đầu người bệnh thấy nhức đầu, mỏi mệt, buồn nôn. Sau đó nôn mửa, đau bụng, đại tiện lỏng nhiều lần, sốt trên dưới 39 độ C. Những trường hợp nặng người bệnh bị nôn mửa và tiêu chảy nhiều, bị mất nước, trụy tim mạch, hạ huyết áp, có thể dẫn đến tử vong.

Ðể đề phòng các hậu quả xấu nói trên, cần thực hiện các yêu cầu sau đây về vệ sinh an toàn thực phẩm.

…

                                 …

Các gia đình ở nông thôn không sản xuất, đưa bán ra thị trường những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính quyền các cấp đặc biệt là chính quyền xã cần vận động nhân dân sản xuất – trước mắt là rau ăn - đảm bảo không bón quá nhiều phân đạm, không phun quá nhiều hoá chất trừ sâu, không tưới phân tươi, rau bán cũng như rau trồng để nhà ăn, đảm bảo an toàn như nhau.

Giáo dục nhân dân - đặc biệt là các bà nội trợ – những kiến thức và kỹ thuật chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá cả phải chăng, bảo đảm vệ sinh an toàn. Chú ý chọn các loại rau quả tươi, thịt, cá tươi, trứng tươi, đậu lạc không bị mốc, chú ý thời hạn sử dụng khi mua các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp.

Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ. Các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc nhờn mỡ để lau khô bát đũa.

Nấu chín kỹ thực phẩm thịt, cá, dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh và ăn ngay sau khi nấu. Thức ăn nấu chín không ăn ngay để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm nhất thiết phải đun nấu chín lại.

Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản – không dùng thớt thái thịt chín với thớt thái thịt sống. Thịt chín để ăn ngay và thịt sống phải qua nấu nướng.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân người nấu ăn

- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến nấu ăn. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn.

- Không tham gia chế biến thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn, nhiễm trùng ngoài da hoặc các bệnh lây truyền khác. Giữ gìn vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

- Giữ gìn về sinh môi trường nơi ăn và chế biến thực phẩm: xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm.

- Nơi ăn sạch sẽ thoáng mát, có bàn ăn cao, tránh bụi bẩn, thức ãn bầy sẵn có lồng bàn che đậy phòng ruồi, nhặng.

- Phải có đủ nước sạch, có vòi nước, rửa tay trước khi ăn.

Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống: Món ăn đã được nấu nướng ngon lành, sạch sẽ, an toàn đưa đến người ăn. Người ăn phải đảm bảo không gây bệnh nơi bàn tay bẩn, bát đũa ăn không sạch, ãn uống vô độ, ăn quá nhiều gây bội thực, uống rượu bia quá nhiều gây cảnh say rượu nói bậy, nôn mửa mất vệ sinh và thiếu văn hoá.

Bữa ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn, mọi người trong gia đình chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình.

 

 

TRUYỀN THÔNG 10 NGUYÊN TẮC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người. Để bảo vệ sức khỏe được tốt, thì 10 nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp chúng ta phòng tránh được ngộ độc thực phẩm trong ăn uống hàng ngày.

 

 

Description: TRUYỀN THÔNG 10 NGUYÊN TẮC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

 

1-  Chọn thực phẩm an toàn, xanh tươi, rau quả ăn sống phải được ngâm rửa bằng nước sạch, quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh nếu để tan đá rồi làm đông đá lại là kém an toàn.


2- Nấu chín kỹ thức ăn hoàn toàn và phải  đảm bảo nhiệt độ trên 70º C 


3- Hãy ăn ngay khi vừa nấu ăn xong, thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm


4- Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng cần phải có độ nóng trên 60º C, hoặc lạnh dưới 10ºC  Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.


5- Các thức ăn chín dùng lại trong 5 tiếng, cần phải đun kỹ


6- Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với  thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn ( dao, thớt .)


7- Rửa tay sạch khi chế biến thức ăn, nếu bàn tay bị vết thương , hãy băng kỹ vết thương lại trước khi chế biến.


8- Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, nên bất kỳ mặt nào của dụng cụ dùng để chế  biến cũng phải được sạch sẽ, khăn lau bát đĩa cần phải được luộc vối nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.


9- Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác , giữ thực phẩm ở nhiệt độ 75ºC  trong hộp kín, lồng bàn, tủ chén, đó là cách bảo vệ tốt nhất khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phãi được giặt sạch sẽ lại trước khi sử dụng.


10- Sử dụng nguồn nước an toàn, không màu, không mùi, không vị lạ, và không mầm bệnh, hãy đun nước sôi, khi làm đá uồng, đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

BCĐ VSATTP XÃ XUÂN LẬP

 

 

  

TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN THỰC PHẨM DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN SỬU 2021

Đăng lúc: 26/01/2021 10:34:13 (GMT+7)

THỰC HIỆN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐẺ GIỮ GÌN SỨC KHỎE CHO MỖI GIA ĐÌNH DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN SỬU NĂM 2021.

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn.

Ðại bộ phận thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày ở nước ta đều sản xuất ở nông thôn: gạo, ngô, khoai, thịt, cá, trứng, đậu, lạc, vừng, rau, củ, quả… Gần đây một phần do cơ chế thị trường, nhiều người chạy theo lợi nhuận, lợi dụng tình hình công tác kiểm tra còn lỏng lẻo hoặc cũng có thể do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, do "điếc không sợ súng", do thói quen làm bừa làm ẩu nên nhiều người đã không chấp hành những quy định về sử dụng hoá chất trừ sâu, sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, các hoá chất bảo quản thực phẩm, các phụ gia cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm mầu sắc, mùi vị hấp dẫn của các món ăn.

Các hoá chất này hoặc là các chất độc không được phép sử dụng hoặc dùng quá liều lượng cho phép nên đã gây ngộ độc cấp tính, gây đau bụng đi lỏng, có trường hợp tử vong hoặc mỗi ngày tích luỹ lại một ít ở trong cơ thể gây ngộ độc kéo dài, gây ung thư.

Bên cạnh những ngộ độc do hoá chất kể trên, còn nhiều vụ ngộ độc khác thường xảy ra vào mùa hè do thực phẩm nhất là thịt bị nhiễm vi sinh vật: thịt súc vật ốm, chết, thịt băm, thái rồi không nấu ngay, nấu rồi không ăn ngay để trong điều kiện mất vệ sinh, thời tiết nóng rất thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Một nguyên nhân quan trọng nữa là tay những người nấu và chế biến thức ăn không được sạch, có mụn nhọt và vi trùng ở các mụn nhọt này gây ô nhiễm thức ăn và gây ra các bệnh ngộ độc thức ãn. Thời gian ủ bệnh có thể từ vài giờ ðến 1-2 ngày sau khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Thoạt đầu người bệnh thấy nhức đầu, mỏi mệt, buồn nôn. Sau đó nôn mửa, đau bụng, đại tiện lỏng nhiều lần, sốt trên dưới 39 độ C. Những trường hợp nặng người bệnh bị nôn mửa và tiêu chảy nhiều, bị mất nước, trụy tim mạch, hạ huyết áp, có thể dẫn đến tử vong.

Ðể đề phòng các hậu quả xấu nói trên, cần thực hiện các yêu cầu sau đây về vệ sinh an toàn thực phẩm.

…

                                 …

Các gia đình ở nông thôn không sản xuất, đưa bán ra thị trường những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính quyền các cấp đặc biệt là chính quyền xã cần vận động nhân dân sản xuất – trước mắt là rau ăn - đảm bảo không bón quá nhiều phân đạm, không phun quá nhiều hoá chất trừ sâu, không tưới phân tươi, rau bán cũng như rau trồng để nhà ăn, đảm bảo an toàn như nhau.

Giáo dục nhân dân - đặc biệt là các bà nội trợ – những kiến thức và kỹ thuật chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá cả phải chăng, bảo đảm vệ sinh an toàn. Chú ý chọn các loại rau quả tươi, thịt, cá tươi, trứng tươi, đậu lạc không bị mốc, chú ý thời hạn sử dụng khi mua các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp.

Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ. Các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc nhờn mỡ để lau khô bát đũa.

Nấu chín kỹ thực phẩm thịt, cá, dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh và ăn ngay sau khi nấu. Thức ăn nấu chín không ăn ngay để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm nhất thiết phải đun nấu chín lại.

Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản – không dùng thớt thái thịt chín với thớt thái thịt sống. Thịt chín để ăn ngay và thịt sống phải qua nấu nướng.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân người nấu ăn

- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến nấu ăn. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn.

- Không tham gia chế biến thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn, nhiễm trùng ngoài da hoặc các bệnh lây truyền khác. Giữ gìn vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

- Giữ gìn về sinh môi trường nơi ăn và chế biến thực phẩm: xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm.

- Nơi ăn sạch sẽ thoáng mát, có bàn ăn cao, tránh bụi bẩn, thức ãn bầy sẵn có lồng bàn che đậy phòng ruồi, nhặng.

- Phải có đủ nước sạch, có vòi nước, rửa tay trước khi ăn.

Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống: Món ăn đã được nấu nướng ngon lành, sạch sẽ, an toàn đưa đến người ăn. Người ăn phải đảm bảo không gây bệnh nơi bàn tay bẩn, bát đũa ăn không sạch, ãn uống vô độ, ăn quá nhiều gây bội thực, uống rượu bia quá nhiều gây cảnh say rượu nói bậy, nôn mửa mất vệ sinh và thiếu văn hoá.

Bữa ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn, mọi người trong gia đình chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình.

 

 

TRUYỀN THÔNG 10 NGUYÊN TẮC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người. Để bảo vệ sức khỏe được tốt, thì 10 nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp chúng ta phòng tránh được ngộ độc thực phẩm trong ăn uống hàng ngày.

 

 

Description: TRUYỀN THÔNG 10 NGUYÊN TẮC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

 

1-  Chọn thực phẩm an toàn, xanh tươi, rau quả ăn sống phải được ngâm rửa bằng nước sạch, quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh nếu để tan đá rồi làm đông đá lại là kém an toàn.


2- Nấu chín kỹ thức ăn hoàn toàn và phải  đảm bảo nhiệt độ trên 70º C 


3- Hãy ăn ngay khi vừa nấu ăn xong, thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm


4- Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng cần phải có độ nóng trên 60º C, hoặc lạnh dưới 10ºC  Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.


5- Các thức ăn chín dùng lại trong 5 tiếng, cần phải đun kỹ


6- Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với  thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn ( dao, thớt .)


7- Rửa tay sạch khi chế biến thức ăn, nếu bàn tay bị vết thương , hãy băng kỹ vết thương lại trước khi chế biến.


8- Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, nên bất kỳ mặt nào của dụng cụ dùng để chế  biến cũng phải được sạch sẽ, khăn lau bát đĩa cần phải được luộc vối nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.


9- Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác , giữ thực phẩm ở nhiệt độ 75ºC  trong hộp kín, lồng bàn, tủ chén, đó là cách bảo vệ tốt nhất khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phãi được giặt sạch sẽ lại trước khi sử dụng.


10- Sử dụng nguồn nước an toàn, không màu, không mùi, không vị lạ, và không mầm bệnh, hãy đun nước sôi, khi làm đá uồng, đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

BCĐ VSATTP XÃ XUÂN LẬP

 

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai Thủ tục hành chính