Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
238327

Ngày Giải phóng miền Nam 30/4: Lịch sử và ý nghĩa ngày lễ

Ngày 26/04/2024 08:03:46

Ngày Giải phóng miền Nam 30/4: Lịch sử và ý nghĩa ngày lễ

Ngày Giải phóng miền Nam 30/4/1975 là ngày lễ lớn, mang ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc Việt Nam ta. Đại thắng mùa xuân năm ấy đã đập tan chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc những chuỗi ngày khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Ngày Giải phóng miền Nam là ngày nào?

Ngày 30/4 là ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, giải phóng dân tộc do Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Chiến thắng vào ngày 30/4/1975 đánh dấu mốc son vàng chói lọi trong lịch sử, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta. Quân và dân ta đã đánh thắng đế quốc Mỹ - kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất trên thế giới lúc bấy giờ và chính quyền tay sai ở miền Nam, giành lại độc lập, chủ quyền và kết thúc cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho tổ quốc.

Hình ảnh hào hùng của quân và dân taHình ảnh hào hùng của quân và dân ta

Vào ngày này hàng năm, người dân lại có dịp nhìn lại hình ảnh hào hùng của quân và dân ta đó là hình ảnh người chiến sĩ Bùi Quang Thận cắm lá cờ đầu tiên trên nóc Dinh Độc Lập báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh dấu sự kiện Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mầu của chính thể Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Sau đó, để ghi nhớ công ơn của Hồ Chủ tịch, Sài Gòn lúc bấy giờ được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh.

Lịch sử ngày giải phóng miền NamLịch sử ngày giải phóng miền Nam

Khoảng cuối năm 1974 tới đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận thấy tình hình lực lượng ở miền Nam có lợi cho Cách mạng nên đã đề ra chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị khẳng định “cả năm 1975 là thời cơ” và xác định rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì ngay lập tức giải phóng hoàn toàn miền Nam”.

Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng càng làm cho quân ta quyết tâm hoàn thành sớm chiến lược giải phóng miền nam. Do đó, Bộ Chính trị đã ra quyết định tập trung lực lượng, binh khí kỹ thuật, vật chất nhanh nhất trước mùa mưa và đặt tên chiến dịch là chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 26/4 lúc 17 giờ quân ta bắt đầu chiến dịch. Năm cách quân của ta nhanh chóng vượt qua tuyến phòng thủ của địch và tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm cơ quan đầu não của địch. Vào 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng bộ binh húc cổng tiến đánh vào Dinh Độc Lập. Tổng thống Dương Văn Minh vừa lên chức ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Và lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4, lá cờ đầu tiên được chiến sĩ Bùi Quang Thận cắm trên nóc Dinh, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

           Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 lịch sử đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo cách mạng, cũng như chứng minh được tinh thần bất khuất, tự cường, tự lực, bền bỉ, hào hùng của dân tộc Việt Nam ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.

Ngày 30 tháng 4 là ngày lễ toàn dân mang ý nghĩa lịch sử trọng đại, đây là dịp hàng năm nhắc nhở thế hệ con cháu về sự hi sinh và tinh thần quật khởi của đồng bào ta cùng máu và nước mắt vì sự độc lập, tự do của ngày hôm nay.

Hoạt động kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam

Hoạt động kỷ niệm ngày Giải phóng miền Hoạt động kỷ niệm ngày Giải phóng miền

Vào ngày 30/4 hàng năm, nhiều hoạt động kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam được tổ chức để nhắc lại những trang sử vẻ vang của đất nước và khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Sau đây là một vài hoạt động kỷ niệm nổi bật:

                                        Tổ chức viếng thăm nghĩa trang

Tổ chức viếng thăm nghĩa trangTổ chức viếng thăm nghĩa trang

Tổ chức viếng thăm nghĩa trang liệt sỹ là hoạt động thường niên diễn ra vào dịpy 30/4 để tưởng nhớ đối với những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ, những người có công với đất nước đã sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì hòa bình của dân tộc. Hoạt động viếng thăm nghĩa trang liệt sỹ là một hoạt động mang ý nghĩa cao cả.

            Nhân dịp này lãnh đạo huyện Thọ Xuân phối hợp với lãnh đạo địa phương xã Xuân Lập tổ chức các hoạt động thăm hỏi Thương, Bệnh binh và thân nhân gia đình liệt sỹ

 Các đồng chí lãnh đạo huyện Thọ Xuân và đ/c Lê Đình Hải CTUBND xã Xuân Lập thăm hỏi, động viên tặng quà Thương, Bệnh binh và các gia đình thân nhân liệt sỹ nhân dịp 30/4 lịch sử.

CCVHXH; Nguyễn Đình Tình 

 

  

Ngày Giải phóng miền Nam 30/4: Lịch sử và ý nghĩa ngày lễ

Đăng lúc: 26/04/2024 08:03:46 (GMT+7)

Ngày Giải phóng miền Nam 30/4: Lịch sử và ý nghĩa ngày lễ

Ngày Giải phóng miền Nam 30/4/1975 là ngày lễ lớn, mang ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc Việt Nam ta. Đại thắng mùa xuân năm ấy đã đập tan chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc những chuỗi ngày khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Ngày Giải phóng miền Nam là ngày nào?

Ngày 30/4 là ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, giải phóng dân tộc do Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Chiến thắng vào ngày 30/4/1975 đánh dấu mốc son vàng chói lọi trong lịch sử, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta. Quân và dân ta đã đánh thắng đế quốc Mỹ - kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất trên thế giới lúc bấy giờ và chính quyền tay sai ở miền Nam, giành lại độc lập, chủ quyền và kết thúc cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho tổ quốc.

Hình ảnh hào hùng của quân và dân taHình ảnh hào hùng của quân và dân ta

Vào ngày này hàng năm, người dân lại có dịp nhìn lại hình ảnh hào hùng của quân và dân ta đó là hình ảnh người chiến sĩ Bùi Quang Thận cắm lá cờ đầu tiên trên nóc Dinh Độc Lập báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh dấu sự kiện Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mầu của chính thể Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Sau đó, để ghi nhớ công ơn của Hồ Chủ tịch, Sài Gòn lúc bấy giờ được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh.

Lịch sử ngày giải phóng miền NamLịch sử ngày giải phóng miền Nam

Khoảng cuối năm 1974 tới đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận thấy tình hình lực lượng ở miền Nam có lợi cho Cách mạng nên đã đề ra chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị khẳng định “cả năm 1975 là thời cơ” và xác định rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì ngay lập tức giải phóng hoàn toàn miền Nam”.

Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng càng làm cho quân ta quyết tâm hoàn thành sớm chiến lược giải phóng miền nam. Do đó, Bộ Chính trị đã ra quyết định tập trung lực lượng, binh khí kỹ thuật, vật chất nhanh nhất trước mùa mưa và đặt tên chiến dịch là chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 26/4 lúc 17 giờ quân ta bắt đầu chiến dịch. Năm cách quân của ta nhanh chóng vượt qua tuyến phòng thủ của địch và tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm cơ quan đầu não của địch. Vào 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng bộ binh húc cổng tiến đánh vào Dinh Độc Lập. Tổng thống Dương Văn Minh vừa lên chức ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Và lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4, lá cờ đầu tiên được chiến sĩ Bùi Quang Thận cắm trên nóc Dinh, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

           Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 lịch sử đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo cách mạng, cũng như chứng minh được tinh thần bất khuất, tự cường, tự lực, bền bỉ, hào hùng của dân tộc Việt Nam ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.

Ngày 30 tháng 4 là ngày lễ toàn dân mang ý nghĩa lịch sử trọng đại, đây là dịp hàng năm nhắc nhở thế hệ con cháu về sự hi sinh và tinh thần quật khởi của đồng bào ta cùng máu và nước mắt vì sự độc lập, tự do của ngày hôm nay.

Hoạt động kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam

Hoạt động kỷ niệm ngày Giải phóng miền Hoạt động kỷ niệm ngày Giải phóng miền

Vào ngày 30/4 hàng năm, nhiều hoạt động kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam được tổ chức để nhắc lại những trang sử vẻ vang của đất nước và khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Sau đây là một vài hoạt động kỷ niệm nổi bật:

                                        Tổ chức viếng thăm nghĩa trang

Tổ chức viếng thăm nghĩa trangTổ chức viếng thăm nghĩa trang

Tổ chức viếng thăm nghĩa trang liệt sỹ là hoạt động thường niên diễn ra vào dịpy 30/4 để tưởng nhớ đối với những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ, những người có công với đất nước đã sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì hòa bình của dân tộc. Hoạt động viếng thăm nghĩa trang liệt sỹ là một hoạt động mang ý nghĩa cao cả.

            Nhân dịp này lãnh đạo huyện Thọ Xuân phối hợp với lãnh đạo địa phương xã Xuân Lập tổ chức các hoạt động thăm hỏi Thương, Bệnh binh và thân nhân gia đình liệt sỹ

 Các đồng chí lãnh đạo huyện Thọ Xuân và đ/c Lê Đình Hải CTUBND xã Xuân Lập thăm hỏi, động viên tặng quà Thương, Bệnh binh và các gia đình thân nhân liệt sỹ nhân dịp 30/4 lịch sử.

CCVHXH; Nguyễn Đình Tình 

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai Thủ tục hành chính