Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
238327

KẾ HOẠCH Lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn xã Xuân Lập.

Ngày 21/10/2022 09:45:00

ỦY BAN NHÂN DÂN                                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     XÃ XUÂN LẬP                                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                        

 Số:84  /KH-UBND                                                         Xuân Lập, ngày 12 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

Lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn xã Xuân Lập. 

Thực hiện Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 04/10/2022 của UBND huyện Thọ Xuân về việc lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2020-2025;

UBND xã Xuân Lập xây dựng kế hoạch lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử (HSSKĐT) giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn xã, với các nội dung sau:

I.      MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1.     Mục đích: Cụ thể hóa nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 04/10/2022 của UBND huyện Thọ Xuân về lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2022-2025 trong năm 2022.

2.     Yêu cầu:

-      Xây dựng, hoàn thiện hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn xã, đảm bảo quản lý đầy đủ các thông tin theo quy định tại Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về ban hành hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, cung cấp các giao diện tương tác với Bộ Y tế, Sở Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chuyên gia y tế và người dân.

-      Thu thập trực tiếp thông tin sức khỏe của người dân hoặc thu thập từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vào hồ sơ sức khỏe điện tử thông qua các tiêu chuẩn của ngành y tế và các quy định có liên quan.

II.      MỤC TIÊU

1.     Mục tiêu chung: Triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho toàn dân, đảm bảo mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử, từng bước hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân và kết nối với Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia.

2.     Mục tiêu cụ thể:

2.1.    Đến hết năm 2022: Lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho trên 70% người dân trong xã và HSSKĐT được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên.

2.2. Đến năm 2025: phấn đấu toàn bộ người dân trong xã có HSSKĐT, HSSKĐT được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên và được kết nối với tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước.

III.      ĐỐI TƯỢNG LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÁ NHÂN

1.     Trẻ em dưới 6 tuổi không đi học ở trường mầm non.

2.    Trẻ em học trường mầm non; Học sinh các cấp: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

3.     Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp.

4.    Người cao tuổi, hưu trí: Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, người nghỉ hưu, hưởng BHXH hàng tháng.

5.    Người dân lao động tự do và đối tượng khác: Nội trợ, buôn bán nhỏ, giúp việc... và các đối tượng còn lại ngoài những đối tượng nêu trên.

IV.      NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1.     Tham gia lớp tập huấn thu thập và cập nhật phần mềm HSSKĐT:

-       Cán bộ, công chức, Trạm Y tế ;

1.1.     Nội dung đào tạo, tập huấn:

-      Hướng dẫn cho cán bộ thu thập số liệu theo Quyết định 831/QĐ-BYT, ngày 11/03/2017 của Bộ Trưởng Bộ Y tế.

-      Quy trình sử dụng, cập nhật thông tin sử dụng phần mềm HSSKĐT cho cán bộ quản lý và cán bộ nhập liệu tại các đơn vị.

1.2.     Thời gian: Từ ngày 18 đến ngày 28/10/2022 thu thập và cập nhật thông tin

2.      Tạo lập HSSKĐT cho người dân trên địa bàn:

2.1 Thông tin về hồ sơ sức khỏe cá nhân:

-      Hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo mẫu tại Quyết định số 831/QĐ- BYT ngày 11/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế gồm 4 phần: Thông tin hành chính; Nhóm thông tin tiền sử và các yếu tố liên quan đến sức khỏe; tiêm chủng; khám lâm sàng và cận lâm sàng (có phụ lục I kèm theo).

-      Thông tin hành chính: Tiếp nhận các thông tin sẵn có từ cơ sở dữ liệu dân cư của xã.

-      Các thông tin còn lại: Được cập nhật một phần từ cơ sở dữ liệu của các cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập trên địa bàn huyện. Tổ chức điều tra, khám sức khỏe và nhập liệu để hoàn thiện thông tin theo quy định tại Quyết định số 831/QĐ-BYT.

2.2.    Thực hiện khám sức khỏe cho người dân trên địa bàn:

Khám sức khỏe, khám sàng lọc phát hiện các bệnh không lây nhiễm cho người dân để cập nhật thông tin liên quan đến sức khỏe vào HSSKĐT theo 3 phương thức sau:

-      Khám tại Trạm Y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi không đi học ở trường mầm non; Người cao tuổi, hưu trí; Người dân lao động tự do và các đối tượng khác.

-      Khám tại các trường học cho trẻ em học trường mầm non; học sinh, sinh viên.

-      Khám tại các cơ quan đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng BHXH.

Những trường hợp đã khám sức khỏe trong vòng một năm thì không cần khám lại, chỉ cập nhật kết quả khám vào HSSKĐT để quản lý tại Trạm Y tế (nếu kết quả khám sức khỏe định kỳ thiếu dữ liệu quản lý sẽ khám bổ sung). Trường hợp khi khám phát hiện có bệnh thì được tư vấn, điều trị tại Trạm Y tế hoặc chuyển tuyến theo quy định.

Cán bộ khám sức khỏe, khám sàng lọc điền các thông tin vào sổ quản lý sức khỏe các nhân theo Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017.

-      In sổ quản lý sức khỏe cá nhân theo mẫu của Bộ Y tế và khám sức khỏe cho người dân.

3.     Tổ chức cập nhật thông tin trên phần mềm HSSKĐT tại cơ sở khám, chữa bệnh:

-      Sử dụng phần mềm HSSKĐT và các công cụ đã được đơn vị cung cấp xây dựng cập nhật, bổ sung các thông tin y tế có sẵn đang được quản lý tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện. Các thông tin tin bổ sung gồm: Tiêm chủng mở rộng; phòng, chống suy dinh dưỡng; khám và quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên; khám và quản lý sức khỏe người cao tuổi; khám và quản lý các bệnh không lây nhiễm, thai nghén,... vào HSSKĐT.

-      Trên cơ sở thông tin từ HSSKĐT, cán bộ nhập liệu sẽ nhập dữ liệu vào phần mềm HSSKĐT và cập nhật sữ liệu theo yêu cầu. Thông tin về sức khỏe cũng được cập nhật thường xuyên vào các lần khám chữa bệnh tiếp theo của người dân.

4.     Các hoạt động khác:

4.1. Tổ chức tuyên truyền, vận động:

-     Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc lập HSSKĐT, qua đó để quản lý, theo dõi, chăm sóc ban đầu về lợi ích của việc lập HSSKĐT, qua đó để quản lý, theo dõi, chăm sóc ban đầu tại các cơ sở y tế;

-     Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã. Mỗi tuần phát 02 lần.

4.2.   Thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe: Từ thông tin thu được qua khám bệnh (tiền sử bệnh tật gia đình, tiền sử bệnh tật cá nhân hoặc yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe), các cơ sở y tế thực hiện tư vấn: phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ, theo dõi, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, luyện tập thể thao, chăm sóc sức khỏe sinh sản, điều trị tại các Trạm Y tế hoặc chuyển tuyến khám, điều trị phù hợp với tình hình bệnh lý người dân.

          Xây dựng, ban hành quy chế bảo mật hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân:

          Theo Quy chế bảo mật HSSKĐT cá nhân theo quy định tại mục 2, Chương II, Luật An toàn thông tin mạng.

V.     TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.     Công chức Văn phòng thống kê:

-     Phối hợp với trạm y tế và các bộ phận có liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch cụ thể lập HSSKĐT cho người dân trên địa bàn xã.

-     Hàng năm, tham mưu giao chỉ tiêu cho xã lập HSSKĐT; theo dõi đôn đốc tiến độ thực hiện.

2.     Trạm Y tế xã:

-     Là cơ quan thường trực, có nhiệm vụ triển khai đúng tiến độ, chất lượng, đạt mục tiêu đề ra.

-     Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để triển khai hiệu quả kế hoạch; phối hợp các bộ phận liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến lợi ích và kế hoạch lập HSSKĐT. Tập chung huy động cán bộ nhân viên trạm Y tế tổ chức triển khai lập HSSKĐT. Tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả về UBND xã theo quy định.

-     Trạm y tế xã tham mưu UBND xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện hàng năm; đồng thời hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn xã.

3.    Công chức Văn hóa xã hội: Hà Duyên Mạnh.

- Là thường trực chịu trách nhiệm đôn đốc các bộ phận, báo cáo tiến độ về BCĐ huyện theo quy định. Chịu trách nhiệm trước UBND xã về tiến độ thực hiện lập hồ sơ.

- Phối hợp với Trạm Y tế, xây dựng các chuyên mục truyền thông về lợi ích của việc lập HSSKĐT và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia lập HSSKĐT, qua đó có thể quản lý, theo dõi, chăm sóc ban đầu tại cơ sở.

- Tăng cường thực hiện việc tuyên truyền trên Đài phát thanh xã tối thiểu 02 lần trong mỗi tuần và duy trì liên tục trong năm 2022.

4.    Công chức kế toán:

-     Căn cứ kinh phí hỗ trọ cấp trên (Nếu có) xây dựng dự toán kinh phí và khả năng cân đối ngân sách địa phương, để bố trí nguồn ngân kinh phí thực hiện Kế hoạch.

5.    Các trường học: Phối hợp với trạm y tế được giao nhiệm vụ tổ chức khám và lập HSSKĐT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các nhà trường.

6.     Ủy ban nhân dân :

-      Tập trung chỉ đạo, phân công các thành viên Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân phụ trách theo cụm dân cư, thôn thực hiện rà soát, thu thập, cập nhật thông tin đầy đủ theo mẫu của Bộ Y tế, trên cơ sở đó đối chứng với dữ liệu dân cư để hoàn chỉnh thông tin cơ bản.

-      Chỉ đạo Công an xã xuất dữ liệu dân cư đảm bảo đúng, đầy đủ cho các trưởng thôn, thành viên BCĐ cấp xã và trạm y tế.

-      Chỉ đạo, bố trí, phân công công chức, bán chuyên trách xã có năng lực tin học tham gia tổ nhập dữ liệu cùng viên chức trạm y tế xã.

-      Đảm bảo thiết bị máy tính, ổn định đường truyền, thiết bị phụ trợ, vật tư văn phòng, in ấn mẫu phiếu điều tra (biểu mẫu kèm theo), mẫu phiếu khác và đảm bảo các điều kiện khác cho quá trình khảo sát, điều tra thu thập thông tin, nhập liệu theo đúng quy định.

-      Bố trí nguồn ngân sách đảm bảo cho hoạt động lập hồ sơ sức khỏe điện tử theo hướng dẫn của UBND huyện.

-      Định kỳ hàng tháng báo cáo tiến độ nhật HSSKĐT về Văn phòng HĐND - UBND huyện; Trung tâm Y tế.

7.     Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể: Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền vận động đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia gia khám, lập HSSKĐT tại các cơ sở y tế; vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ hoạt động lập HSSKĐT trên địa bàn xã.

Trên đây là Kế hoạch lập hồ sơ sức khỏe điện tử giai đoạn 2022 - 2025. Yêu cầu  các bộ phận liên quan nghiêm túc thực hiện./.

 

Nơi nhận:

-       TT Y tế huyện (báo cáo);                                                                                              KT. CHỦ TỊCH

-  VP HĐND-UBND huyện (b/c);                                                                                            P. CHỦ TỊCH

-       TT Đảng ủy, HĐND xã(B/c);                                                     

-       Chủ tịch, các PCT UBND xã;

-       Trạm y tế xã (t/h);                                                                                                             (Đã Ký)

-       Lưu: VT.                  

                                                                                                                                           Tống Cảnh Tiến 

KẾ HOẠCH Lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn xã Xuân Lập.

Đăng lúc: 21/10/2022 09:45:00 (GMT+7)

ỦY BAN NHÂN DÂN                                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     XÃ XUÂN LẬP                                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                        

 Số:84  /KH-UBND                                                         Xuân Lập, ngày 12 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

Lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn xã Xuân Lập. 

Thực hiện Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 04/10/2022 của UBND huyện Thọ Xuân về việc lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2020-2025;

UBND xã Xuân Lập xây dựng kế hoạch lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử (HSSKĐT) giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn xã, với các nội dung sau:

I.      MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1.     Mục đích: Cụ thể hóa nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 04/10/2022 của UBND huyện Thọ Xuân về lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2022-2025 trong năm 2022.

2.     Yêu cầu:

-      Xây dựng, hoàn thiện hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn xã, đảm bảo quản lý đầy đủ các thông tin theo quy định tại Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về ban hành hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, cung cấp các giao diện tương tác với Bộ Y tế, Sở Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chuyên gia y tế và người dân.

-      Thu thập trực tiếp thông tin sức khỏe của người dân hoặc thu thập từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vào hồ sơ sức khỏe điện tử thông qua các tiêu chuẩn của ngành y tế và các quy định có liên quan.

II.      MỤC TIÊU

1.     Mục tiêu chung: Triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho toàn dân, đảm bảo mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử, từng bước hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân và kết nối với Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia.

2.     Mục tiêu cụ thể:

2.1.    Đến hết năm 2022: Lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho trên 70% người dân trong xã và HSSKĐT được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên.

2.2. Đến năm 2025: phấn đấu toàn bộ người dân trong xã có HSSKĐT, HSSKĐT được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên và được kết nối với tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước.

III.      ĐỐI TƯỢNG LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÁ NHÂN

1.     Trẻ em dưới 6 tuổi không đi học ở trường mầm non.

2.    Trẻ em học trường mầm non; Học sinh các cấp: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

3.     Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp.

4.    Người cao tuổi, hưu trí: Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, người nghỉ hưu, hưởng BHXH hàng tháng.

5.    Người dân lao động tự do và đối tượng khác: Nội trợ, buôn bán nhỏ, giúp việc... và các đối tượng còn lại ngoài những đối tượng nêu trên.

IV.      NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1.     Tham gia lớp tập huấn thu thập và cập nhật phần mềm HSSKĐT:

-       Cán bộ, công chức, Trạm Y tế ;

1.1.     Nội dung đào tạo, tập huấn:

-      Hướng dẫn cho cán bộ thu thập số liệu theo Quyết định 831/QĐ-BYT, ngày 11/03/2017 của Bộ Trưởng Bộ Y tế.

-      Quy trình sử dụng, cập nhật thông tin sử dụng phần mềm HSSKĐT cho cán bộ quản lý và cán bộ nhập liệu tại các đơn vị.

1.2.     Thời gian: Từ ngày 18 đến ngày 28/10/2022 thu thập và cập nhật thông tin

2.      Tạo lập HSSKĐT cho người dân trên địa bàn:

2.1 Thông tin về hồ sơ sức khỏe cá nhân:

-      Hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo mẫu tại Quyết định số 831/QĐ- BYT ngày 11/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế gồm 4 phần: Thông tin hành chính; Nhóm thông tin tiền sử và các yếu tố liên quan đến sức khỏe; tiêm chủng; khám lâm sàng và cận lâm sàng (có phụ lục I kèm theo).

-      Thông tin hành chính: Tiếp nhận các thông tin sẵn có từ cơ sở dữ liệu dân cư của xã.

-      Các thông tin còn lại: Được cập nhật một phần từ cơ sở dữ liệu của các cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập trên địa bàn huyện. Tổ chức điều tra, khám sức khỏe và nhập liệu để hoàn thiện thông tin theo quy định tại Quyết định số 831/QĐ-BYT.

2.2.    Thực hiện khám sức khỏe cho người dân trên địa bàn:

Khám sức khỏe, khám sàng lọc phát hiện các bệnh không lây nhiễm cho người dân để cập nhật thông tin liên quan đến sức khỏe vào HSSKĐT theo 3 phương thức sau:

-      Khám tại Trạm Y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi không đi học ở trường mầm non; Người cao tuổi, hưu trí; Người dân lao động tự do và các đối tượng khác.

-      Khám tại các trường học cho trẻ em học trường mầm non; học sinh, sinh viên.

-      Khám tại các cơ quan đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng BHXH.

Những trường hợp đã khám sức khỏe trong vòng một năm thì không cần khám lại, chỉ cập nhật kết quả khám vào HSSKĐT để quản lý tại Trạm Y tế (nếu kết quả khám sức khỏe định kỳ thiếu dữ liệu quản lý sẽ khám bổ sung). Trường hợp khi khám phát hiện có bệnh thì được tư vấn, điều trị tại Trạm Y tế hoặc chuyển tuyến theo quy định.

Cán bộ khám sức khỏe, khám sàng lọc điền các thông tin vào sổ quản lý sức khỏe các nhân theo Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017.

-      In sổ quản lý sức khỏe cá nhân theo mẫu của Bộ Y tế và khám sức khỏe cho người dân.

3.     Tổ chức cập nhật thông tin trên phần mềm HSSKĐT tại cơ sở khám, chữa bệnh:

-      Sử dụng phần mềm HSSKĐT và các công cụ đã được đơn vị cung cấp xây dựng cập nhật, bổ sung các thông tin y tế có sẵn đang được quản lý tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện. Các thông tin tin bổ sung gồm: Tiêm chủng mở rộng; phòng, chống suy dinh dưỡng; khám và quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên; khám và quản lý sức khỏe người cao tuổi; khám và quản lý các bệnh không lây nhiễm, thai nghén,... vào HSSKĐT.

-      Trên cơ sở thông tin từ HSSKĐT, cán bộ nhập liệu sẽ nhập dữ liệu vào phần mềm HSSKĐT và cập nhật sữ liệu theo yêu cầu. Thông tin về sức khỏe cũng được cập nhật thường xuyên vào các lần khám chữa bệnh tiếp theo của người dân.

4.     Các hoạt động khác:

4.1. Tổ chức tuyên truyền, vận động:

-     Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc lập HSSKĐT, qua đó để quản lý, theo dõi, chăm sóc ban đầu về lợi ích của việc lập HSSKĐT, qua đó để quản lý, theo dõi, chăm sóc ban đầu tại các cơ sở y tế;

-     Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã. Mỗi tuần phát 02 lần.

4.2.   Thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe: Từ thông tin thu được qua khám bệnh (tiền sử bệnh tật gia đình, tiền sử bệnh tật cá nhân hoặc yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe), các cơ sở y tế thực hiện tư vấn: phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ, theo dõi, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, luyện tập thể thao, chăm sóc sức khỏe sinh sản, điều trị tại các Trạm Y tế hoặc chuyển tuyến khám, điều trị phù hợp với tình hình bệnh lý người dân.

          Xây dựng, ban hành quy chế bảo mật hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân:

          Theo Quy chế bảo mật HSSKĐT cá nhân theo quy định tại mục 2, Chương II, Luật An toàn thông tin mạng.

V.     TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.     Công chức Văn phòng thống kê:

-     Phối hợp với trạm y tế và các bộ phận có liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch cụ thể lập HSSKĐT cho người dân trên địa bàn xã.

-     Hàng năm, tham mưu giao chỉ tiêu cho xã lập HSSKĐT; theo dõi đôn đốc tiến độ thực hiện.

2.     Trạm Y tế xã:

-     Là cơ quan thường trực, có nhiệm vụ triển khai đúng tiến độ, chất lượng, đạt mục tiêu đề ra.

-     Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để triển khai hiệu quả kế hoạch; phối hợp các bộ phận liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến lợi ích và kế hoạch lập HSSKĐT. Tập chung huy động cán bộ nhân viên trạm Y tế tổ chức triển khai lập HSSKĐT. Tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả về UBND xã theo quy định.

-     Trạm y tế xã tham mưu UBND xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện hàng năm; đồng thời hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn xã.

3.    Công chức Văn hóa xã hội: Hà Duyên Mạnh.

- Là thường trực chịu trách nhiệm đôn đốc các bộ phận, báo cáo tiến độ về BCĐ huyện theo quy định. Chịu trách nhiệm trước UBND xã về tiến độ thực hiện lập hồ sơ.

- Phối hợp với Trạm Y tế, xây dựng các chuyên mục truyền thông về lợi ích của việc lập HSSKĐT và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia lập HSSKĐT, qua đó có thể quản lý, theo dõi, chăm sóc ban đầu tại cơ sở.

- Tăng cường thực hiện việc tuyên truyền trên Đài phát thanh xã tối thiểu 02 lần trong mỗi tuần và duy trì liên tục trong năm 2022.

4.    Công chức kế toán:

-     Căn cứ kinh phí hỗ trọ cấp trên (Nếu có) xây dựng dự toán kinh phí và khả năng cân đối ngân sách địa phương, để bố trí nguồn ngân kinh phí thực hiện Kế hoạch.

5.    Các trường học: Phối hợp với trạm y tế được giao nhiệm vụ tổ chức khám và lập HSSKĐT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các nhà trường.

6.     Ủy ban nhân dân :

-      Tập trung chỉ đạo, phân công các thành viên Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân phụ trách theo cụm dân cư, thôn thực hiện rà soát, thu thập, cập nhật thông tin đầy đủ theo mẫu của Bộ Y tế, trên cơ sở đó đối chứng với dữ liệu dân cư để hoàn chỉnh thông tin cơ bản.

-      Chỉ đạo Công an xã xuất dữ liệu dân cư đảm bảo đúng, đầy đủ cho các trưởng thôn, thành viên BCĐ cấp xã và trạm y tế.

-      Chỉ đạo, bố trí, phân công công chức, bán chuyên trách xã có năng lực tin học tham gia tổ nhập dữ liệu cùng viên chức trạm y tế xã.

-      Đảm bảo thiết bị máy tính, ổn định đường truyền, thiết bị phụ trợ, vật tư văn phòng, in ấn mẫu phiếu điều tra (biểu mẫu kèm theo), mẫu phiếu khác và đảm bảo các điều kiện khác cho quá trình khảo sát, điều tra thu thập thông tin, nhập liệu theo đúng quy định.

-      Bố trí nguồn ngân sách đảm bảo cho hoạt động lập hồ sơ sức khỏe điện tử theo hướng dẫn của UBND huyện.

-      Định kỳ hàng tháng báo cáo tiến độ nhật HSSKĐT về Văn phòng HĐND - UBND huyện; Trung tâm Y tế.

7.     Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể: Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền vận động đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia gia khám, lập HSSKĐT tại các cơ sở y tế; vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ hoạt động lập HSSKĐT trên địa bàn xã.

Trên đây là Kế hoạch lập hồ sơ sức khỏe điện tử giai đoạn 2022 - 2025. Yêu cầu  các bộ phận liên quan nghiêm túc thực hiện./.

 

Nơi nhận:

-       TT Y tế huyện (báo cáo);                                                                                              KT. CHỦ TỊCH

-  VP HĐND-UBND huyện (b/c);                                                                                            P. CHỦ TỊCH

-       TT Đảng ủy, HĐND xã(B/c);                                                     

-       Chủ tịch, các PCT UBND xã;

-       Trạm y tế xã (t/h);                                                                                                             (Đã Ký)

-       Lưu: VT.                  

                                                                                                                                           Tống Cảnh Tiến 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai Thủ tục hành chính