Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
238327

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã trong mùa mưa lũ.

Ngày 18/07/2022 14:50:00

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

động vật trên địa bàn xã trong mùa mưa lũ.

Thực hiện Công văn số 1976/CV-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của UBND huyện Thọ Xuân về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn huyện trong mùa mưa lũ. Để chủ động trong công tác tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã trong mùa mưa lũ. UBND xã hướng dẫn các hộ chăn nuôi một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã mùa mưa lũ như sau:

1)Thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương, tích cực hướng dẫn chăm sóc đàn vật nuôi để tăng khả năng chống chịu đối với tác động do thay đổi lớn về thời tiết, cũng như có biện pháp khắc phục hiệu quả khi mưa bão, lũ lụt hoặc dịch bệnh xảy ra. Đối với những hộ chăn nuôi có nguy cơ ngập lụt

- Thực hiện việc kiểm tra và giằng chống chuồng trại đảm bảo độ vững chắc nhằm đề phòng bão, lũ. Nếu chuồng nuôi lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng chưa kiên cố thì có thể giằng lên mái các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có gió lớn, bão xảy ra.

- Thức ăn: làm sàn kê cao và căn cứ vào số lượng, loại vật nuôi, lượng thức ăn tiêu thụ/ngày để lập kế hoạch dự trữ thức ăn đầy đủ tối thiểu 15 ngày cho vật nuôi. - Nước uống: dự trữ nước sạch, tu sửa máy bơm, hệ thống dẫn nước đảm bảo nguồn cung dự phòng kịp thời.

- Kiểm tra, khai thông hệ thống thoát nước của khu vực chuồng trại như hệ thống thoát nước thải, nước mưa, nơi chứa chất thải rắn, nhằm hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt.

 2) Đối với những hộ gia đình bị ngập lụt

 - Cần chuẩn bị phương án di dời đàn vật nuôi đến những nơi an toàn lên những vùng đất cao, làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống.

 - Thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và nâng cao chất lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi để tăng sức đề kháng.

 - Xuất bán kịp thời khi vật nuôi đến tuổi, đạt trọng lượng xuất bán; giảm đàn vật nuôi tại những nơi có nguy cơ (bằng cách bán, giết mổ... gia súc, gia cầm thịt và gia cầm con; loại thải gia súc, gia cầm sinh sản kém phẩm chất, già yếu) trước khi lụt bão xảy ra.

 - Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như: hố ủ phân, bể lắng, công trình khí sinh học (biogas).

- Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi: vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi; định kỳ phun sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để phòng bệnh.

3) Trong mưa bão, lụt thường xuyên kiểm tra, theo dõi thời tiết, kiểm tra chuồng trại, điều kiện chăn nuôi và sức khỏe đàn vật nuôi để có phương án chăm sóc, hỗ trợ và di dời nếu cần thiết.

 - Di dời đàn vật nuôi đến vị trí không bị úng ngập đảm bảo tuyệt đối tính mạng cho con người và sức khỏe của vật nuôi.

- Làm nhà tạm cho vật nuôi: làm lều bạt, lán trại và có phương án kiểm soát vật nuôi. Có giải pháp giữ ấm cho đàn vật nuôi trong điều kiện thời tiết mưa, lạnh kéo dài.

 - Công tác phòng chống dịch bệnh:

 Lũ lụt làm cho mầm bệnh theo nước lũ lan đi khắp nơi. Lũ lụt càng lớn, quy mô càng rộng thì sự lan truyền mầm bệnh càng tăng, mức độ nguy cơ càng cao. Mặt khác, khi di chuyển đàn vật nuôi tránh lũ sẽ đem theo các mầm bệnh từ nơi này tới nơi khác. Các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh tẩy uế chuồng trại không được thực hiện tốt sẽ làm suy giảm đáng kể sức chống chịu bệnh tật ở vật nuôi, khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn. dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát.

 Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, môi trường quanh chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi, để vật nuôi được ở sạch. Định kỳ 1 - 2 lần/tuần tiến hành phun tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh bằng các chất sát trùng theo quy định. Khi nước rút đến đâu thì dọn vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh đến đó. Đối với những vật nuôi có nhu cầu vận chuyển từ nơi này qua nơi khác cần thực hiện tốt quy trình vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

 Thức ăn, nước uống: Sau lũ lụt, nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm có thể bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm do mầm bệnh từ nơi khác đến, bùn đất nổi lên bám vào cỏ cây, sức khỏe của đàn vật nuôi giảm sút. Do vậy, vật nuôi cần được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, không bị bỏ đói, không cho ăn những loại thức ăn bị mốc, kém chất lượng. Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như tăng cường các loại thức ăn bổ sung và các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác nhằm tăng cường quá trình hồi phục.

  Vệ sinh môi trường: Khi nước rút phải thực hiện vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi. Chính quyền và các cơ quan chuyên môn các cấp tổ chức tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị lũ, ngập để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh. Quản lý vật nuôi, thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi; tuyệt đối không chăn thả vật nuôi ở những khu vực bị ô nhiễm; chủ động triển khai công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh,.....

Tuyên truyền, hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y để điều tra, xử lý ổ dịch theo đúng quy định; không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.

 Tái đàn: Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho tái đàn, khôi phục sản xuất, các hộ chăn nuôi cần lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở cung ứng có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định. Không tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh.

 Trên đây là hướng dẫn phòng phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã trong mùa mưa lũ, vậy đề nghị các hộ chăn nuôi thực hiện tốt để bảo vệ đàn vật nuôi của gia đình.

 

 Ban tuyên truyền xã Xuân Lập 

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã trong mùa mưa lũ.

Đăng lúc: 18/07/2022 14:50:00 (GMT+7)

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

động vật trên địa bàn xã trong mùa mưa lũ.

Thực hiện Công văn số 1976/CV-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của UBND huyện Thọ Xuân về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn huyện trong mùa mưa lũ. Để chủ động trong công tác tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã trong mùa mưa lũ. UBND xã hướng dẫn các hộ chăn nuôi một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã mùa mưa lũ như sau:

1)Thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương, tích cực hướng dẫn chăm sóc đàn vật nuôi để tăng khả năng chống chịu đối với tác động do thay đổi lớn về thời tiết, cũng như có biện pháp khắc phục hiệu quả khi mưa bão, lũ lụt hoặc dịch bệnh xảy ra. Đối với những hộ chăn nuôi có nguy cơ ngập lụt

- Thực hiện việc kiểm tra và giằng chống chuồng trại đảm bảo độ vững chắc nhằm đề phòng bão, lũ. Nếu chuồng nuôi lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng chưa kiên cố thì có thể giằng lên mái các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có gió lớn, bão xảy ra.

- Thức ăn: làm sàn kê cao và căn cứ vào số lượng, loại vật nuôi, lượng thức ăn tiêu thụ/ngày để lập kế hoạch dự trữ thức ăn đầy đủ tối thiểu 15 ngày cho vật nuôi. - Nước uống: dự trữ nước sạch, tu sửa máy bơm, hệ thống dẫn nước đảm bảo nguồn cung dự phòng kịp thời.

- Kiểm tra, khai thông hệ thống thoát nước của khu vực chuồng trại như hệ thống thoát nước thải, nước mưa, nơi chứa chất thải rắn, nhằm hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt.

 2) Đối với những hộ gia đình bị ngập lụt

 - Cần chuẩn bị phương án di dời đàn vật nuôi đến những nơi an toàn lên những vùng đất cao, làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống.

 - Thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và nâng cao chất lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi để tăng sức đề kháng.

 - Xuất bán kịp thời khi vật nuôi đến tuổi, đạt trọng lượng xuất bán; giảm đàn vật nuôi tại những nơi có nguy cơ (bằng cách bán, giết mổ... gia súc, gia cầm thịt và gia cầm con; loại thải gia súc, gia cầm sinh sản kém phẩm chất, già yếu) trước khi lụt bão xảy ra.

 - Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như: hố ủ phân, bể lắng, công trình khí sinh học (biogas).

- Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi: vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi; định kỳ phun sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để phòng bệnh.

3) Trong mưa bão, lụt thường xuyên kiểm tra, theo dõi thời tiết, kiểm tra chuồng trại, điều kiện chăn nuôi và sức khỏe đàn vật nuôi để có phương án chăm sóc, hỗ trợ và di dời nếu cần thiết.

 - Di dời đàn vật nuôi đến vị trí không bị úng ngập đảm bảo tuyệt đối tính mạng cho con người và sức khỏe của vật nuôi.

- Làm nhà tạm cho vật nuôi: làm lều bạt, lán trại và có phương án kiểm soát vật nuôi. Có giải pháp giữ ấm cho đàn vật nuôi trong điều kiện thời tiết mưa, lạnh kéo dài.

 - Công tác phòng chống dịch bệnh:

 Lũ lụt làm cho mầm bệnh theo nước lũ lan đi khắp nơi. Lũ lụt càng lớn, quy mô càng rộng thì sự lan truyền mầm bệnh càng tăng, mức độ nguy cơ càng cao. Mặt khác, khi di chuyển đàn vật nuôi tránh lũ sẽ đem theo các mầm bệnh từ nơi này tới nơi khác. Các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh tẩy uế chuồng trại không được thực hiện tốt sẽ làm suy giảm đáng kể sức chống chịu bệnh tật ở vật nuôi, khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn. dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát.

 Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, môi trường quanh chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi, để vật nuôi được ở sạch. Định kỳ 1 - 2 lần/tuần tiến hành phun tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh bằng các chất sát trùng theo quy định. Khi nước rút đến đâu thì dọn vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh đến đó. Đối với những vật nuôi có nhu cầu vận chuyển từ nơi này qua nơi khác cần thực hiện tốt quy trình vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

 Thức ăn, nước uống: Sau lũ lụt, nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm có thể bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm do mầm bệnh từ nơi khác đến, bùn đất nổi lên bám vào cỏ cây, sức khỏe của đàn vật nuôi giảm sút. Do vậy, vật nuôi cần được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, không bị bỏ đói, không cho ăn những loại thức ăn bị mốc, kém chất lượng. Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như tăng cường các loại thức ăn bổ sung và các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác nhằm tăng cường quá trình hồi phục.

  Vệ sinh môi trường: Khi nước rút phải thực hiện vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi. Chính quyền và các cơ quan chuyên môn các cấp tổ chức tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị lũ, ngập để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh. Quản lý vật nuôi, thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi; tuyệt đối không chăn thả vật nuôi ở những khu vực bị ô nhiễm; chủ động triển khai công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh,.....

Tuyên truyền, hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y để điều tra, xử lý ổ dịch theo đúng quy định; không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.

 Tái đàn: Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho tái đàn, khôi phục sản xuất, các hộ chăn nuôi cần lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở cung ứng có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định. Không tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh.

 Trên đây là hướng dẫn phòng phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã trong mùa mưa lũ, vậy đề nghị các hộ chăn nuôi thực hiện tốt để bảo vệ đàn vật nuôi của gia đình.

 

 Ban tuyên truyền xã Xuân Lập 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai Thủ tục hành chính